当前位置:首页 > Thể thao

【xem tỷ số ngoại hạng anh】Gạo Việt Nam xuất khẩu lập kỷ lục trên 1.000 USD/tấn

Sản phẩm gạo thương hiệu Việt chinh phục thị trường quốc tế
Xuất khẩu gạo vào EU: "Ô cửa" nhỏ cũng phải tận dụng tốt
Thái Lan thay đổi chính sách gạo nhằm tăng sức cạnh tranh?ạoViệtNamxuấtkhẩulậpkỷlụctrênUSDtấxem tỷ số ngoại hạng anh
4729 11 4803 xuyt khyu gyo
Nhờ EVFTA, gạo Việt còn nhiều cơ hội để gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU. Ảnh: N.Thanh

Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) đã ký hợp đồng bán 3.000 tấn gạo cho 3 khách hàng của Cộng hòa Liên bang Đức với 2 giống gạo thơm là ST20 và Jasmine.

Đáng chú ý, giá gạo ST20 mà Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An xuất khẩu sang EU đạt trên 1.000 USD/tấn, gạo Jasmine đạt khoảng 600 USD/tấn. Đây đều là mức giá mơ ước, kỷ lục của gạo Việt trong xuất khẩu từ trước đến nay.

Trong đợt giao lô hàng lần đầu tiên, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An sẽ giao 6 container với khoảng 150 tấn gạo.

Có được kết quả này là nhờ tác động không nhỏ của Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua. EU cho phép hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này là 80.000 tấn/năm với mức thuế suất 0%.

Trước khi EVFTA có hiệu lực, giá gạo ST20 xuất khẩu sang EU khoảng chỉ khoảng 800 USD/tấn, còn gạo Jasmine 520 USD/tấn. Việc được giảm thuế cộng với thị trường gạo đang sôi động đã đẩy giá gạo tăng cao.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cập nhật ngày 27/8, tính chung giá gạo ST20 tại cảng (giá FOB) đạt khoảng 850 USD/tấn, loại bao 50kg, nếu tính giá bán lẻ còn cao hơn nhiều.

Trong khi đó, giá gạo Hom Mali 92% xuất khẩu của Thái Lan tuần từ 14/8 – 20/8 cũng đạt bình quân 950 – 962 USD/tấn. “Về chất lượng, gạo ST20 của Việt Nam ngon không kém gạo Hom Mali của Thái Lan”, ông Kiên đánh giá.

Sau khi giành chiến thắng trong 5 năm liên tiếp, năm 2018, gạo Hom Mali (gạo nhài) của Thái Lan đã thất bại trước gạo thơm của Campuchia và trong năm 2019 lại tiếp tục thất bại trước giống gạo ST25 của Việt Nam tại cuộc thi World’s Best Rice (Gạo ngon nhất thế giới) do tổ chức The Rice Trader tổ chức.

Trên thực tế, theo đánh giá của các doanh nghiệp, cơ hội xuất khẩu các loại gạo thơm của Việt Nam rất rộng mở và hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng phân khúc của Thái Lan, Campuchia.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, thời gian qua, đồng Baht tiếp tục tăng giá so với đồng USD và chi phí sản xuất tăng đã khiến giá gạo Thái Lan neo ở mức cao, khiến sức cạnh tranh giảm. Tại thời điểm đầu tháng 8/2020, mức giá FOB gạo trắng 5% tấm được giao dịch ở mức 460 USD/tấn, cao hơn 90 USD so với gạo đồng hạng của Ấn Độ.

Trước tình hình này, Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc thay đổi chính sách gạo, trong đó tập trung vào marketing, giảm chi phí sản xuất và nghiên cứu các giống gạo mới. Đây là nội dung trọng tâm của chiến lược sản xuất gạo giai đoạn 2020-2024 đã được Bộ Thương mại Thái Lan công bố vừa qua.

Cụ thể, nhóm các loại gạo sẽ được tập trung phát triển chia làm 3 phân khúc bao gồm: Phân khúc cao cấp (gạo Hom Mali, gạo hương); phân khúc đại trà (gạo trắng mềm, gạo trắng cứng, gạo đồ, gạo nếp và gạo đặc biệt); phân khúc đặc biệt (gạo nếp và gạo đặc biệt).

Bộ Thương mại Thái Lan sẽ làm việc cùng hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo để tìm kiếm các đối tác mới nhằm mở rộng thị trường do gạo Thái Lan vẫn được nhiều đối tác quốc tế quan tâm do chất lượng. Bên cạnh đó, trưởng đại diện các cơ quan Thương vụ của Thái Lan tại nước ngoài cũng được khuyến khích quảng bá, tìm kiếm thị trường tiềm năng.

Mới đây theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, xuất khẩu gạo của nước này cả năm 2020 có thể chỉ đạt 6,5 triệu tấn, mức thấp nhất trong 1 thập niên và thấp hơn mức dự báo 7,5 triệu tấn đã được đưa ra trước đó.

Theo các chuyên gia, Thái Lan nhiều khả năng sẽ bị tụt từ vị trí thứ 3 xuống thứ 5 trong danh sách các nhà xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập niên tới nếu nước này không phát triển các chính sách dài hạn để tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng gạo.

Theo thông tin dự báo cập nhật mới nhất trong tháng 7 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của thế giới năm 2020 ước đạt 495,2 triệu tấn, giảm khoảng 0,3% so với năm 2019. Tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 ước đạt 490,4 triệu tấn, tăng khoảng 1,3% so với năm 2019.

分享到: