游客发表

【lich dau cup c1】Cần hiểu và viết đúng tên dân tộc S’tiêng

发帖时间:2025-01-10 02:03:04

Tên dân tộc S'tiêng (hoặc viết Stiêng,ầnhiểuvagraveviếtđuacutengtecircndacircntộlich dau cup c1 viết "S't" dễ đọc hơn, chữ S đọc là "sờ") là tên đã được sử dụng lâu đời, được công bố đầu tiên trong công trình từ điển Stiêng - Pháp "Dictionnaire Stieng" của tác giả R.H.Azémar năm 1886. Về sau, nhiều tác giả nước ngoài như: M.P.De Barthélémy khi nghiên cứu về văn hóa người S'tiêng "Reconnaissance Chez Les Mois Stieng et Aux Environs du Mont Djambra" năm 1901; tác giả Henri Maitre trong công trình "Rừng người Thượng" năm 1912; tác giả Jacques Dournes (Dam Bo) trong công trình "Các Dân tộc miền Nam Đông Dương" năm 1950; đặc biệt là tác giả Gerber công bố công trình Luật tục S'tiêng năm 1951 đều viết là Stiêng.  

Những tài liệu dạy và học tiếng dân tộc S'tiêng cho lớp vỡ lòng xuất bản năm 1962, tái bản năm 1973, đều viết Stiêng. Các tác giả người Việt Nam nghiên cứu về văn hóa tộc người S'tiêng trước năm 1975 như: Lưu Ty (1972), Cửu Long và Toan Ánh (Cao nguyên miền Thượng năm 1974) đều viết là Stiêng hoặc S'tiêng.

Tiết mục múa “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của đội văn nghệ Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng) - Ảnh tư liệu

Từ sau năm 1975 đến nay, nhiều tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu về văn hóa tộc người S'tiêng như: Ralph Haupers & Điểu Bi (Từ điển S'tiêng - Anh năm 1981); Mạc Đường và nhiều tác giả (Vấn đề dân tộc ở Sông Bé năm 1985); Phan An (Hệ thống xã hội tộc người Stiêng năm 2007), Lê Khắc Cường (Từ điển S'tiêng - Việt và Việt - S'tiêng năm 2008) đều viết Stiêng hay S'tiêng. Ngày 22-11-2018, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 2684/QĐ-UBND công bố bộ chữ cái và hệ thống âm vần tiếng S'tiêng.

Điều đáng lưu ý, trong các công trình Từ điển Stiêng - Pháp năm 1886; tài liệu dạy và học tiếng dân tộc S'tiêng cho lớp vỡ lòng trước năm 1975; Từ điển S'tiêng - Anh năm 1981; Từ điển S'tiêng - Việt và Việt - S'tiêng năm 2008; bộ chữ cái và hệ thống âm vần tiếng S'tiêng theo Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 22-11-2018 của UBND tỉnh Bình Phước đều không sử dụng chữ "X". Như vậy, trong ngôn ngữ và văn hóa của người S'tiêng không có từ mang chữ "X".

Tên dân tộc S'tiêng không chỉ là tên gọi quen thuộc đối với cộng đồng người S'tiêng, được cộng đồng người S'tiêng chấp nhận, được sử dụng phổ biến trong các giấy tờ có liên quan mà còn có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và khoa học nên phải được tôn trọng. Theo kết quả nghiên cứu, việc viết “Xtiêng” để chỉ tên dân tộc S'tiêng theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, ngày 2-3-1979 của Tổng cục Thống kê là do ý chủ quan của một số tác giả khi nghiên cứu văn hóa của người S'tiêng lúc bấy giờ, không có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa.

Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với các nhà nghiên cứu dân tộc học, họ cho rằng Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, ngày 2-3-1979 của Tổng cục Thống kê có sự sai sót lớn về mặt khoa học, chỉ có giá trị về mặt thông tin là đã thống kê dân số người S'tiêng lúc bấy giờ. Không rõ nguyên nhân nhưng cơ bản là những tác giả đó đã không tiếp cận đầy đủ những tài liệu nghiên cứu về văn hóa của người S'tiêng dẫn đến thiếu thông tin, chủ quan đã viết tên dân tộc S'tiêng thành "Xtiêng".

Hiện nay, ngay cách hiểu của không ít tác giả về nhánh người S'tiêng Bu lơ và Bu dêh, chế độ xã hội phụ hệ và mẫu hệ của người S'tiêng cũng thiếu chính xác. Thực tế cho thấy, năm 2006, khi  chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ về dạy tiếng dân tộc S'tiêng, 2 bộ trưởng đã trả lời rằng, dân tộc S'tiêng chưa có chữ viết. Tôi đã viết thư tay gửi 2 bộ trưởng mới biết dân tộc S'tiêng đã có chữ viết. Từ đó, tỉnh Bình Phước biên soạn tài liệu dạy tiếng S'tiêng cho cán bộ, công chức, viên chức.

Như vậy, không phải mọi thứ các bộ, ngành đều có đủ thông tin, hiểu đúng về lịch sử, văn hóa của người S'tiêng. Nhiệm vụ của sở, ngành không chỉ thực hiện sự chỉ đạo của bộ, ngành Trung ương mà còn biết phát hiện những sai sót của bộ, ngành (với tư cách là cơ quan ngành dọc) để báo cáo, kiến nghị chỉnh sửa, hoặc tham mưu UBND tỉnh kiến nghị bộ, ngành để chỉnh sửa.

Theo văn hóa và ngôn ngữ của người S’tiêng, người tự gọi mình là Sdiêng. Chữ (d) trong từ "Sdiêng" không phát âm như chữ (d) hay chữ (đ) trong tiếng Việt. Do những nhà nghiên cứu về văn hóa người S'tiêng không am hiểu văn hóa và ngôn ngữ nên đã viết tên dân tộc S'tiêng thành những tên gọi khác nhau như: SêDiêng, SêĐiêng, XaDiêng, XaĐiêng, Xtiêng. Từ Bu lơ và Bu dêh là từ để chỉ nhánh người S'tiêng không phải là tên gọi khác của người S'tiêng.

Theo niên giám thống kê năm 2019 của tỉnh Bình Phước, người S'tiêng ở tỉnh Bình Phước có 96.649 người, được phân bố ở các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Phước. Ngoài ra, qua kết quả khảo sát, người S'tiêng còn sinh sống tại các tỉnh như: Đồng Nai 337 hộ/1.427 nhân khẩu; huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng 457 người; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 25 người; tỉnh Đắk Nông 78 người; tỉnh Tây Ninh hơn 100 người (nếu tính cả nhóm Tà Mun có 1.746 người). Do đó, nếu tiếp tục viết "Xtiêng" sẽ gây hoang mang, lo lắng không chỉ cho cộng đồng người S'tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Để thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các cơ quan có liên quan, đặc biệt là Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Ban Dân tộc tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê tỉnh... nên phối hợp chặt chẽ để hiểu rõ lịch sử tên gọi của dân tộc S'tiêng và sự sai sót trong Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, ngày 2-3-1979 của Tổng cục Thống kê. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh để có sự chỉ đạo thống nhất đề nghị cơ quan Trung ương có thẩm quyền giải quyết, hạn chế tình trạng mỗi cơ quan làm một cách, ảnh hưởng đến văn hóa và các giấy tờ liên quan của cộng đồng người S'tiêng.

    热门排行

    友情链接