【lamphun warrior】Doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm hơn nữa đến sở hữu trí tuệ

作者:Thể thao 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-24 23:21:24 评论数:

Đưa sở hữu trí tuệ vào chiến lược xuất khẩu

Theệpxuấtkhẩucầnquantâmhơnnữađếnsởhữutrítuệlamphun warrioro các chuyên gia kinh tế, để trụ vững và phát triển tại thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần coi trọng vấn đề sở hữu trí tuệ khi xây dựng chiến lược xuất khẩu.

Trước khi thâm nhập thị trường bao giờ doanh nghiệp cũng có các bước quan trọng như xác định thị trường xuất khẩu phù hợp; tính toán nhu cầu và đòi hỏi của thị trường; tìm kiếm đối tác địa phương và các kênh phân phối; điều chỉnh sản phẩm, kiểu dáng, thương hiệu và bao bì thích ứng với thị trường mới; thương lượng và ký kết các hợp đồng với đại diện bán hàng xuất khẩu, nhà phân phối, đối tác ở nước sở tại, nhà sản xuất; lập ngân sách vận hành xuất khẩu và huy động vốn; chuẩn bị các hợp đồng vận chuyển hàng xuất khẩu; quảng cáo/tiếp thị sản phẩm tại thị trường xuất khẩu.

Trong quá trình này ở mỗi thị trường, giá của sản phẩm xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào mức độ công nhận (hay mức độ đánh giá thương hiệu hoặc nhãn hiệu) của người tiêu dùng, cũng như mức độ cạnh tranh của sản phẩm đó với các sản phẩm trùng hoặc tương tự (sự cạnh tranh có thể giới hạn thông qua việc bảo hộ sở hữu trí tuệ) ở thị trường đó.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm hơn nữa đến sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: Thu Hương

Ngoài ta, trong quá trình huy động vốn, việc nắm giữ bằng độc quyền sáng chế về khía cạnh kỹ thuật sáng tạo của sản phẩm thường rất có ích trong việc thuyết phục các nhà đầu tư, những nhà đầu tư mạo hiểm hoặc ngân hàng tin vào những cơ hội kinh doanh liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng cần coi trọng đến yếu tố sở hữu trí tuệ và tính sáng tạo và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại nước nhập khẩu.

Doanh nghiệp cũng cần phải tính đến những vấn đề liên quan đến việc sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khi thương lượng hợp đồng với các đối tác, đặc biệt khi sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất ở nước ngoài, hoặc sẽ được thay đổi, đóng gói hoặc phân phối bởi các đối tác nước ngoài.

Doanh nghiệp chủ yếu dùng hình ảnh thương hiệu công ty (thể hiện trước hết ở nhãn hiệu) để tiếp thị sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, khi đối thủ cạnh tranh sao chép hay bắt chước nhãn hiệu của doanh nghiệp, việc xử lý sẽ rất khó khăn hoặc không thể thực hiện được.

Thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế hay kiểu dáng cũng sẽ ảnh hưởng đến thời điểm các doanh nghiệp tham gia các hội chợ thương mại hoặc triển lãm. Việc bộc lộ một sản phẩm sáng tạo từ sớm có thể sẽ làm mất đi tính mới của sản phẩm và cản trở hoạt động nộp đơn đăng ký bảo hộ của doanh nghiệp sau này (trừ khi sản phẩm được “ân hạn” trong một số tình huống cụ thể ở các nước liên quan).

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ - yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Đề cập đến vấn đề đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại nước ngoài đối với doanh nghiệp xuất khẩu, ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết nhiều thương hiệu, nhãn hiệu, sản phẩm chúng ta mới chỉ dừng ở việc đăng ký sở hữu trí tuệ trong nước, riêng việc đăng ký bảo hộ tại một thị trường khác ngoài Việt Nam chưa thực sự quan tâm đúng mức. Doanh nghiệp có sản phẩm thương hiệu tốt có nhu cầu xuất khẩu nên chủ động xin bảo hộ tại nước ngoài, để đảm bảo quyền lợi chính đáng.

Đồng thuận với quan điểm nêu trên, các chuyên gia về xuất nhập khẩu cũng cho rằng, quan tâm đến sở hữu trí tuệ trên thị trường quốc tế là xu thế tất yếu khi Việt Nam đã và đang tham gia hàng loạt các hiệp định tự do thương mại.

Một lý do quan trọng nữa khiến doanh nghiệp phải quan tâm đến sở hữu trí tuệ là điều này giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế ở thị trường xuất khẩu và ngăn các công ty khác không bắt chước hoặc sao chép sản phẩm đã được bảo hộ bởi quyền tác giả, bởi các đặc điểm kỹ thuật có tính chức năng, bởi nhãn hiệu hoặc kiểu dáng. Nếu không bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp xuất khẩu có thể sẽ khó hoặc không thể ngăn chặn được các công ty sản xuất hàng nhái và hậu quả, dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận đáng kể.

Hơn nữa việc đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường mới thông qua việc nhượng quyền thương mại, thành lập liên doanh, ký kết hợp đồng hợp tác.

Đặc biệt quan trọng là nếu không quan tâm đến sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp có thể chịu những thiệt hại nặng nề khi sản phẩm bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường xuất khẩu có liên quan và dẫn đến rủi ro về pháp lý cũng như lý tế đối với doanh nghiệp xuất khẩu.../.