Thông tin từ Cục Thú ý cho biết,àNộiQuyếtkhốngchếkhôngđểlanrộngdịchtảlợnChâđá bóng ngoại hạng anh trực tiếp từ ngày 1/2 đến ngày 10/3, bệnh dịch tả lợn châu Phí đã xảy ra tại 536 hộ, 252 thôn, 118 xã/phường, 33 quận huyện trên 13 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy trên 12.218 con. | Diễn tập ứng phó với dịch tả lợn châu Phi tại Thanh Oai. Ảnh: Phương Nga |
| Thịt lợn sạch tại siêu thị vẫn giữ giá cao giữa cơn bùng phát dịch tả lợn châu Phi Trong khi dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng tại miền Bắc khiến người tiêu dùng lo lắng, thì tại các siêu thị lớn ... |
| Thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi: Hỗ trợ tối thiểu 80% giá thị trường (HQ Online) - Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2019 yêu cầu tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm ... |
| Người dân không nên hoang mang tẩy chay thịt lợn (HQ Online) - Trước lo lắng của người dân về việc không sử dụng các sản phẩm thịt lợn do nghi ngại ảnh hưởng của ... |
Cục Thú y cũng đã giải trình tự gen của vi rút dịch tả lợn châu Phi gây bệnh trên lợn tại Việt Nam cho thấy giống 100% chủng vi rút dịch tả lợn châu Phi gây bệnh trên lợn tại Trung Quốc. Đến nay, chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày theo quy định tại QĐ số 4527/QĐ-BNN- TY. Trên địa bàn TP. Hà Nội, tính đến 17h ngày 10/3, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 5 quận huyện gồm Long Biên, Đông Anh, Hoàng Mai, Gia Lâm, Sóc Sơn. Tổng số lợn đã tiêu hủy là 172 con. Để hạn chế dịch lan, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Hà Nội sẽ tiếp tục phát động đợt tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn toàn Thành phố. Dự kiến thời gian thực hiện từ ngày 15/3 đến ngày 15/4. Cụ thể, Hà Nội sẽ thành lập 5 tổ công tác liên ngành đi kiểm tra tất cả các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; thực hiện ký cam kết với các hộ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời ông Sơn cũng đề xuất Thành phố hỗ trợ theo mức giá bằng 80% giá thị trường đối với lợn con và lợn thương phẩm; từ 1,8 đến 2 lần với lợn nái và mức hỗ trợ thấp nhất là 38.000 đồng/kg. Về phía lực lượng chức năng, theo ông Đăng, lực lượng thú ý thường xuyên đi kiểm tra nhanh tại các chợ, nếu phát hiện lợn có biểu hiện dương tính với dịch tả lợn châu Phi sẽ dừng bán và tiêu hủy ngay. Còn tại tất cả các lò mổ đều có lực lượng kiểm dịch liên ngành đóng chốt kiểm soát dịch bệnh. Để phòng dịch có hiệu quả, ông Sơn cho biết, Hà Nội cũng đã yêu cầu các nhà hàng phải ký cam kết che chắn thức ăn thừa. Đối với các hộ lấy thức ăn này về cho lợn ăn phải nấu chín kỹ, tránh để dịch lây lan qua nguồn thức ăn cũ. Trả lời câu hỏi của một số cơ quan báo chí về những bất cập trong công tác phòng dịch hiện nay, ông Nguyễn Phi Đăng, Phó giám đốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết do Hà Nội có số hộ chăn nuôi lớn, tiêu thụ lớn tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân trong đó 40% nhập từ các tỉnh do vậy nguồn cung khó kiểm soát. Bên cạnh đó, do đang là cao điểm du lịch, lễ hội, du khách về Hà Nội nhiều điều này khiến cho công tác kiểm soát khó khăn. “Trong khi đó, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỉ lệ cao song ý thức chưa cao, chưa quan tâm nhiều đến việc phòng dịch, tiêu độc. Đặc biệt có tình trạng các hộ chăn nuôi tận dụng từ thức ăn thừa không qua nấu nướng khiến dịch bệnh có nguy cơ lây lan”, ông Đăng nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng khuyến cáo người dân không quay lưng với sản phẩm thịt lợn “Bệnh này gây thiệt hại về kinh tế, không lây sang người. Người dân ăn thịt lợn bình thường với phương châm ăn chín uống sôi, dùng thực phẩm có nguồn gốc, được kiểm soát”, ông Đăng nhấn mạnh. |