Niềm vui của bà Ngô T. A. khi được trở về quê hương. Ảnh: N. Anh
Chuyến hồi hương đặc biệt
Sau khi xuống sân bay Phú Bài,ạnhphúckhiđượctrởvềquêhươsoi kèo na uy bà Ngô T. A. (65 tuổi, quê ở phường An Cựu, TP. Huế) cùng bà con được đưa lên xe buýt về khu cách ly tập trung ở kí túc xá Trường Bia.
Hơn hai năm qua, bà A. vào TP. Hồ Chí Minh để phụ việc cho một nhà hàng. Tết vừa rồi, dù đã đặt vé về quê nhưng do ảnh hưởng của dịch nên phải hủy đi vào phút chót. Ngỡ đâu mọi thứ sẽ yên ổn, một lần nữa dịch quay trở lại. Nhà hàng nơi bà A. làm việc đóng cửa, bà rơi vào cảnh thất nghiệp, xung quanh nhiều nơi phát hiện ca dương tính, đường sá phong toả…
“Hai tháng qua, mọi khoảng tiền tích góp cứ thế vơi dần. Đến lúc tưởng mình không gắng được nữa thì hay tin chính quyền cho đăng ký hồi hương”, bà A. kể lại và cho biết phải nhờ người đăng ký giúp vì không biết dùng điện thoại thông minh.
Sau khi được xét duyệt, bà A cũng thuộc danh sách hồi hương chuyến đầu tiên bằng đường hàng không. Và đó cũng là lần đầu tiên bà được trải nghiệm phương tiện này, theo một hành trình đặc biệt như thế. “Hôm nhận được tin nằm trong danh sách được đưa về, tôi mừng phát khóc. Ở cái tuổi này rồi, có lẽ tôi sẽ không trở lại TP. Hồ Chí Minh nữa. Hết cách ly, tôi kiếm việc gì ở gần nhà để mưu sinh, ở gần bà con lối xóm”, bà A. rưng rưng.
Không chỉ bà A., đợt dịch lần này ở TP. Hồ Chí Minh khiến nhiều người, trong đó có những người Huế rơi vào cảnh khó khăn. Vì thế, khi hay tin chính quyền phối hợp với hội đồng hương hỗ trợ đưa những hoàn cảnh khó khăn về quê, ai cũng mừng vui hy vọng.
Tiến hành kỹ lưỡng
Một em nhỏ trong đoàn trở về Huế. Ảnh: N. Anh
Hành trình trở về lần này, có những người đang mang thai. “Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng em cũng được duyệt, nằm trong danh sách hỗ trợ về quê. Đã thế còn được đưa về bằng máy bay, cách ly miễn phí”, Trần Thị Th. (quê Quảng Lợi, Quảng Điền) – cô gái 22 tuổi và đang mang thai 5 tháng, xúc động.
Suốt 4 tháng qua, do ảnh hưởng của dịch, Th. và chồng thất nghiệp. Những ngày gần đây, khi TP. Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 16, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Những ngày qua, chị Th. nhờ vào sự hỗ trợ của những tấm lòng hảo tâm. Th. kể, về đến Huế, dù vẫn phải ở trong khu cách ly nhưng rất vui vì được về quê nhà.
“Ở đây em được mọi người chăm sóc, lo cho từng bữa ăn giấc ngủ. Lâu rồi mới ăn được bữa cơm với vị ngon đặc trưng của quê hương. Thật lòng chỉ biết nói lời cảm ơn tình cảm của quê hương đã luôn dang tay bao bọc cho những người con xa xứ”, Th. tâm sự.
Cô cho biết, chồng của mình vẫn đang ở Sài Gòn, chờ những đợt đăng ký tiếp theo để về quê. “Sau khi hết cách ly sẽ đi thăm khám thai nhi. Hy vọng mọi sự bình yên, tốt đẹp”, Th. nói thêm.
Cũng giống như Th, nhiều người khác về cùng chuyến bay lòng ngập tràn cảm xúc. Bởi so với nhiều người khác, họ vẫn may mắn hơn. Đường về quê nhà tưởng chừng như xa nay đã thành hiện thực.
Anh Ngô Phước Tuần – điều phối viên của Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh nói rằng, để lên kế hoạch, đưa đón bà con về quê an toàn là chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng được tính toán bài bản. “Có hàng ngàn người đăng ký, vì thế việc xét duyệt từng hoàn cảnh ưu tiên tiến hành kĩ lưỡng. Sau đó, phải nhờ sự hỗ trợ từ các tình nguyện viên, làm sao đưa bà con lên máy bay, về Huế và đến nơi cách ly một cách an toàn nhất có thể”, anh Tuần nói.
Chuyến bay về lần này mở đầu cho những chuyến hỗ trợ bà con tiếp sau đó. “Hy vọng bà con sẽ hiểu, thông cảm và đồng hành với chuyến trở về đặc biệt này. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức có thể”, anh Tuần cho hay.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cho biết, việc đón đoàn trở về bằng chuyến bay diễn ra thuận lợi. Thời gian cách ly, bà con sẽ được chăm lo mọi thứ, từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến y tế… Dự kiến, chuyến tiếp theo đưa bà con trở về Huế sẽ bằng tàu vào ngày 30/6. Công tác chuẩn bị, đến thời điểm này cơ bản đã sẵn sàng.
Bài, ảnh: NHẬT MINH