【nhận định kèo đêm nay】Tạo chuỗi giá trị để phát triển công nghiệp thực phẩm

jetro

Đại diện Jetro và các DN Nhật tại hội thảo. Ảnh: LV

Chiều ngày 12/12,ạochuỗigiátrịđểpháttriểncôngnghiệpthựcphẩnhận định kèo đêm nay tại Hà Nội, Văn phòng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (Jetro Hà Nội) tổ chức “Hội nghị phát triển công nghiệp thực phẩm Việt Nam”.

Khó "cất cánh" khi chưa đứng vững trong chính nội địa

Tại hội thảo, ông Bùi Trường Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết, trong giai đoạn từ 2012 - 2016, chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân của ngành Công nghiệp thực phẩm Việt Nam đạt 106,9%, chỉ số tiêu thụ bình quân của ngành đạt 109,7%. Theo thống kê hết tháng 11/2017, tăng trưởng hàng xuất khẩu nông nghiệp và thực phẩm chế biến đã tăng trên 2%.

Trong đó, đáng chú ý là ngành Sữa vẫn duy trì được đà tăng trưởng hai con số trong hơn một thập kỷ vừa qua. Giai đoạn 2011 - 2016, sữa tươi tăng trung bình 16%/năm, sản lượng bia tăng trung bình 7%/năm, sản lượng nước giải khát tăng trưởng trung bình 11%/năm.

Do nhu cầu tiêu dùng trong nước, sản xuất, chế biến thực phẩm hiện nay được đánh giá là có tiềm năng rất lớn, còn nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt là một số ngành như sữa, nước giải khát, bánh kẹo, dầu ăn. Việc trở thành thành viên của WTO và đã ký kết một loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển ngành và mở rộng thị trường.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, ngành Chế biến thực phẩm cũng phải đối mặt với những thách thức lớn bởi đây là ngành có tính cạnh tranh cao và ngày càng gay gắt. Tham gia vào các FTA, việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng theo cam kết sẽ ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước còn thiếu và không ổn định, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Điều này dẫn đến các DN không chủ động được số lượng, chất lượng, giá nguyên liệu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là 60% nguyên liệu ngành Sữa, 70% nguyên liệu sản xuất bia và 75% nguyên liệu sản xuất dầu thực vật của Việt Nam hiện vẫn đang phải nhập khẩu.

Còn theo ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- Bộ Công thương, hiện nay, với thị trường nội địa, ngành Công nghiệp chế biến Việt vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất. Biểu hiện rõ là sản phẩm nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc rất nhiều.

Thứ nữa là tính kết nối của các DN trong ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm hay sự gắn kết giữa các DN chế biến thực phẩm trong nước với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong khu vực và trên thế giới trong chuỗi cung ứng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ngoài ra, đầu tư cho nghiên cứu phát triển chế biến thực phẩm tại Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, cả về mặt nguồn vốn và công nghệ. Những hạn chế này đã không thể thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam cất cánh.

Xây dựng chiến lược chuỗi giá trị thực phẩm

Theo ông Masuri Kunimitsu- Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp Nhật Bản, để nâng cao chất lượng ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam thì trước hết, cơ chế sản xuất liên quan đến ngành này ở Việt Nam phải thật bền vững, tạo giá trị, phải làm vững mạnh trước, từ khâu sản xuất cho đến marketing và phải xây dựng được danh mục các sản phẩm thực sự có chất lượng, có thương hiệu. Điều này, hiện tại Việt Nam còn đang thiếu khiến khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng còn rất lớn.

Còn theo ông Saka Harumi- Bộ Nông, lâm, thủy sản Nhật Bản, để cải thiện được tình hình, Việt Nam phải xây dựng được chuỗi giá trị thực phẩm toàn cầu. Theo đó, phải tạo được chuỗi giá trị thực phẩm kết nối giá trị gia tăng của các công đoạn từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu thụ. Thông qua đó, tạo giá trị gia tăng lớn hơn trên toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng của thực phẩm và mang lại giá trị gia tăng lớn hơn cho nhà sản xuất, cơ sở chế biến, nhà phân phối, người tiêu dùng.

Ông Saka Harumi cho rằng, nông nghiệp phát triển đa dạng theo vùng miền. Vì vậy, cần phải có các biện pháp tương ứng với từng nội dung trọng tâm của mỗi vùng, không chỉ giới hạn ở kỹ thuật ngành nông nghiệp mà cần có sự hỗ trợ của toàn bộ cơ chế kinh tế - xã hội với các vấn đề mang tính liên ngành, sự liên kết đầu tư của khối tư nhân trong hợp tác phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Saka Harumi, hiện tại, Nhật Bản đang hợp tác với Việt Nam nỗ lực xây dựng mô hình chuỗi giá trị thực phẩm toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, kế hoạch hành động chính giai đoạn 2015 - 2019 là: Nâng cao năng suất, giá trị gia tăng (thí điểm tại Nghệ An); chế biến thực phẩm - phát triển sản phẩm (thí điểm tại Lâm Đồng); cải thiện lưu thông hàng hóa, dây chuyền lạnh (thí điểm tại ngoại ô Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh); đào tạo nhân lực chất lượng cao (lập ngân hàng gen lợn, nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo cho Đại học Cần Thơ)./.

Thảo Miên

Cúp C1
上一篇:Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
下一篇:Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng