您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【keo trực tiếp】Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ 正文

【keo trực tiếp】Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ

时间:2025-01-10 18:52:17 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ các quan chức cấp cao của Mỹ tham dự Đối thoại S&ED. Theo đ keo trực tiếp

doi thoai chien luoc va kinh te my trung van ton tai nhieu bat dong

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ các quan chức cấp cao của Mỹ tham dự Đối thoại S&ED.

TheĐốithoạiChiếnlượcvàKinhtếMỹkeo trực tiếpo đó, sau 2 ngày làm việc, hàng loạt bất đồng trong quan hệ Mỹ-Trung vẫn chưa được giải quyết do cả hai bên đều đang ở trong quá trình chuẩn bị cho sự thay đổi nhân sự cấp cao cùng những bất ổn về kinh tế. Cuộc đối thoại lần thứ 8 này là cuộc đối thoại cuối cùng của chính quyền Obama trong khi Trung Quốc cũng sớm có cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng vào năm 2017 với 5 trong số 7 thành viên trong Thường vụ Bộ Chính trị sẽ rời nhiệm sở.

Những kết quả hạn chế tại đối thoại lần này thể hiện rõ trong các tuyên bố đưa ra ngày 7-6. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew cho biết các quan chức Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết không hạ giá đồng Nhân dân tệ vốn đang yếu vì mục đích cạnh tranh đồng thời cam kết không phát triển ngành công nghiệp thép. Bắc Kinh cũng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận thị trường tài chính của nước này vốn bị quản lý chặt chẽ, cho phép các nhà đầu tư Mỹ mua một lượng cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc trị giá tới 250 tỷ NDT (khoảng 38,1 tỷ USD). Hai nước cũng đã đồng ý chỉ định các ngân hàng tại Mỹ được phép thực hiện các giao dịch bằng đồng NDT, điều này sẽ thúc đẩy sử dụng rộng rãi hơn đồng NDT của Trung Quốc tại Mỹ. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để biết được ngân hàng nào của Mỹ sẽ được lựa chọn.

Theo ông Jacob Lew, việc Trung Quốc cam kết không phát triển ngành công nghiệp thép là tín hiệu tích cực, tuy nhiên các đảm bảo tương tự đã không được đưa ra cho các ngành công nghiệp khác. Ông nói thêm: "Thật đáng tiếc chúng tôi không thể đi đến nhận thức chung về tình hình dư thừa sức sản xuất nhôm trên toàn cầu", và rằng “các quốc gia khác cũng có khả năng đưa ra quan ngại về vấn đề này tại cuộc họp của Nhóm các nền kinh tế lớn G-20 sẽ diễn ra vào tháng 9 tới dưới sự chủ trì của Trung Quốc".

Đối thoại Mỹ-Trung lần thứ 8 diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng sau khi Mỹ tiến hành các hành động thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo, bãi đá và các vùng biển tranh chấp. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị dường như đã bị “kẹt” trong vấn đề Biển Đông. Ông Kerry bày tỏ quan ngại về các hoạt động đơn phương của “bất kỳ bên nào” - ám chỉ các hoạt động tôn tạo của Trung Quốc tại Biển Đông - và kêu gọi các bên tranh chấp nên kiềm chế đồng thời tuyên bố Mỹ ủng hộ các giải pháp hòa bình dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế. Đáp lại, ông Vương Nghị kêu gọi Mỹ “tôn trọng lời hứa” không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền đồng thời cho rằng Trung Quốc có quyền thực thi các quyền tại các vùng biển này. Ông lặp đi lặp lại rằng Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện Trung Quốc của Philippine.

Ngoài ra, việc Trung Quốc mới đây thông qua Luật Quản lý chặt chẽ các tổ chức phi chính phủ cũng phủ bóng mây lên Đối thoại Mỹ-Trung lần này. Trong khi ông Vương Nghị cho rằng luật này sẽ đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức phi chính phủ nếu tuân thủ đẩy đủ luật này cùng các luật khác và khẳng định các tổ chức này sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, giới chức Mỹ lại cho rằng các tổ chức phi chính phủ khó mà thực hiện được đầy đủ các quy định trong luật trên.