Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên,ầuNămGócbanhànhchỉthịđốiphóvớiTrungQuốty so bayern chỉ thị không đưa ra nhiều thông tin cụ thể để biết nó khác gì so với những nỗ lực đã được triển khai.
Theo hãng tin Reuters, Mỹ coi việc đối phó với Trung Quốc là trọng tâm của chính sách an ninh quốc gia từ vài năm nay khi hai nước bất đồng với nhau về hàng loạt vấn đề.
Chỉ thị trên được đưa ra dựa trên các khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm Lầu Năm Góc. Lực lượng này được Tổng thống Joe Biden thành lập hồi tháng 2.
Theo một thông báo của Lầu Năm Góc, các sáng kiến sẽ nâng cao năng lực “hồi sinh mạng lưới các đồng minh và đối tác của Mỹ, tăng cường khả năng răn đe và đẩy nhanh sự phát triển của các khái niệm hoạt động mới” của quân đội.
Tháng trước, ngân sách quốc phòng của Mỹ đã đề cập tới việc chuyển việc chi tiêu hàng tỷ USD từ hệ thống cũ sang hỗ trợ hiện đại hoá quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc. Hơn 5 tỷ USD đã được chi cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương, vốn được lập ra để chống lại Trung Quốc và tập trung vào việc cạnh tranh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng của Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ và các chuyên gia đã phản đối ngân sách trên vì nó tập trung chưa đủ cho các rủi ro ngắn hạn xuất phát từ Trung Quốc.
Hoài Linh
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chống lại ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc
Thượng viện Mỹ, ngày 9/6, thông qua dự luật lưỡng đảng hiếm hoi nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc bằng cách đầu tư hơn 200 tỷ USD vào công nghệ, khoa học và nghiên cứu.