发布时间:2025-01-10 10:10:40 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Không phải ai cũng biết đó là miền đất có Lầu Hoàng Hạc (được xây dựng vào năm 223),ộtVũHáncóHoàngHạcLânhận định bóng đá torino từng gợi cảm hứng cho thi sĩ Thôi Hiệu viết bài thơ Hoàng Hạc Lâu mà bao thế hệ người Việt cũng thuộc nằm lòng: “Hán Dương sông tạnh cây bày/ Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non/ Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” (Bản dịch của Ngô Tất Tố). Thi tiên Lý Bạch (701 - 762) tài danh vang thiên hạ sau đó đi qua đọc được bài thơ này của Thôi Hiệu đã thốt lên: “Trước mắt có cảnh nói không được/ Thôi Hiệu đề thơ ở trên đầu”.
Hán Dương được nhắc đến trong thơ Thôi Hiệu chính là một trong 3 trấn (tương đương huyện) hợp thành Vũ Hán. Hai trấn còn lại là Vũ Xương và Hán Khẩu. Vũ Hán nằm ở ngã ba sông Dương Tử và Hán Thủy - vì thế còn được gọi là Giang Thành - là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc hiện nay; một trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc. Từ 3.000 năm trước, dân cư đã sinh sống ở đây, dần dần phát triển vùng đất này thành một miền trù phú. Có cảng thị từ thời nhà Hán, đến triều nhà Nguyên cách đây 600 năm, Hán Khẩu là một trong 4 thương cảng sầm uất nhất Trung Quốc.
Nhưng Vũ Hán không chỉ sở hữu điển tích Hoàng Hạc Lâu. Ở Vũ Hán còn có Nguyệt Hồ - chính là nơi tao ngộ của Du Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Đến Cổ Cầm Đài bên cạnh Nguyệt Hồ ngày nay, bạn có thể nghe được khúc tri âm Cao Sơn Lưu Thủy. Cụ Nguyễn Tiên Điền, trong truyện Kiều cũng từng để chàng Kim nói với Thuý Kiều: “Rằng nghe nổi tiếng cầm đài/ Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ” chính là nhắc đến điển tích này vậy.
Nếu không mê thơ phú mà ưa truyện lịch sử, bạn cũng nên biết rằng có rất nhiều điển tích trong Tam Quốc diễn nghĩa chính là ở Vũ Hán. Như thành cổ Tương Dương. Toà thành này có từ hơn 2.000 năm trước, được xây dựng vào đầu triều đại nhà Hán, chính là nơi diễn ra sự kiện Lưu Bị ba lần cầu Khổng Minh. Thành Tương Dương sau bị Tào Tháo chiếm giữ. Vũ Hán cũng từng là một trong những trung tâm Phật giáo của Trung Quốc cổ đại và cận đại. Giờ đây, thành phố này là một trong những trung tâm giáo dục lớn nhất của Trung Quốc, có hàng trăm sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu.
Mặc dù vậy, theo nhiều nhà xã hội học, khí hậu ở Vũ Hán khá khắc nghiệt: Mùa Đông lạnh giá, mùa Hè đổ lửa; hai mùa Xuân, Thu mát mẻ lại ngắn ngủi. Có lẽ phần nào vì khí hậu khắc nghiệt mà người dân Vũ Hán bản địa được nhận xét là ồn ào, nóng nảy; điều kiện vệ sinh nhìn chung không thật tốt.
Mong sao hoạn nạn chóng qua để thành phố với bề dày lịch sử văn hoá, nghệ thuật này sớm lại bình an.
相关文章
随便看看