发布时间:2025-01-12 19:49:09 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Hơn 28 nghìn cuộc thanh tra,ăngcườngthanhtrakiểmtratàichínhchốngthamnhũngvặnhận định reims kiểm tra chuyên ngành Tài chính được thực hiện | |
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh | |
Tăng thu ngân sách hơn 1,1 nghìn tỷ đồng nhờ thanh tra, kiểm tra thuế |
Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 28.385 cuộc thanh tra, kiểm tra. Ảnh: Thuỳ Linh |
Hơn 28 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính đã tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công tác của cán bộ, công chức và người lao động. Kết quả cho thấy, từ đầu năm đến nay, toàn ngành Tài chính đã thực hiện 502 cuộc kiểm tra nội bộ, qua kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 133 tỷ đồng, đồng thời kiến nghị xử lý hành chính đối với 43 tổ chức và 172 cá nhân, trong đó đã xử lý kiểm điểm rút kinh nghiệm 150 người.
Đối với công tác thanh tra chuyên ngành, 6 tháng đầu năm 2021, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 28.385 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 281.209 hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế và qua điều tra chống buôn lậu bắt giữ 5.329 vụ; kiến nghị xử lý về tài chính lên tới 25.863 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách tại các đơn vị, đồng thời kiến nghị với các bộ, ngành, địa phương bổ sung các quy trình, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, điều hành, cơ chế chính sách đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với thực tế.
Đơn cử như tại ngành Thuế, chỉ trong 6 tháng đầu năm, cơ quan Thuế các cấp đã thực hiện 26.721 cuộc thanh tra, kiểm tra và kiểm tra 281.209 hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế, qua đó kiến nghị xử lý 19.137 tỷ đồng và số tiền đã nộp ngân sách nhà nước lên tới 2.177 tỷ đồng. Không những vậy, ngành Thuế cũng liên tục thực hiện các cuộc kiểm tra nội bộ và phát hiện số tiền sai phạm hơn 2 tỷ đồng.
Còn đối với ngành Hải quan, từ đầu năm đến nay, cơ quan Hải quan các cấp đã kiến nghị truy thu qua thanh tra, kiểm tra số tiền 44,4 tỷ đồng; số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp là 17,2 tỷ đồng. Số tiền đã thu nộp ngân sách nhà nước là 53,3 tỷ đồng.
Những đơn vị khác thuộc ngành Tài chính như: Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm thời gian qua cũng đã tích cực thực hiện thanh tra, kiểm tra nội ngành cũng như chuyên ngành. Điều này vừa giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước vừa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Ngành.
Ngăn chặn nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân
Theo đánh giá của Thanh tra Bộ Tài chính, trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng của Bộ Tài chính đã có những chuyển biến tích cực trong hành động và nhận thức của cán bộ, công chức, đã thu được những kết quả quan trọng, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác này. Điển hình là việc sử dụng thanh toán tiền mặt trong xã hội còn phổ biến, ít giao dịch bằng điện tử dẫn đến kiểm soát phòng ngừa tham nhũng còn khó khăn, hạn chế.
Thời gian tới, Thanh tra Tài chính sẽ đẩy mạnh việc rà soát để đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội có liên quan đến các lĩnh vực, chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, nhất là với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; ngân hàng; đầu tư xây dựng cơ bản; giáo dục, y tế,...
Bên cạnh đó, một nhiệm vụ trọng tâm khác của Thanh tra Bộ Tài chính thời gian tới là tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nhất là các định mức, tiêu chuẩn, chế độ về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài chính doanh nghiệp, chế độ về tặng quà và nhận quà tặng theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát nội bộ để khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị mình, như: Công bố công khai địa chỉ thư điện tử, số điện thoại tiếp nhận thông tin, phản ánh về hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc thi hành công vụ, nhiệm vụ, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng “tham nhũng vặt”.
Thanh tra Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng cơ chế, chính sách, chú trọng phát hiện những sơ hở, bất cập trong thể chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm loại bỏ “cơ chế xin - cho”, “lợi ích nhóm”, thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường kiểm soát quyền lực trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước.
Các đơn vị cũng phải tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, chú trọng thanh tra, kiểm tra theo rủi ro để kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm về kinh tế, tham nhũng. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị qua thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm để thu hồi tiền, tài sản bị vi phạm, tham nhũng cho ngân sách nhà nước, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực, kỷ cương, kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước, góp phần chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.
Trong công tác điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai thực hiện các chuyên đề, kế hoạch đấu tranh phòng chống buôn lậu đối với các mặt hàng: rượu, ma túy, tiền chất và các chất gây nghiện, khoáng sản, kim loại quý, thuốc lá... 6 tháng đầu năm, lực lượng kiểm soát Hải quan đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ và xử lý 5.329 vụ vi phạm pháp luật hải quan với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.237 tỷ đồng. Cùng với đó, cơ quan Hải quan đã tiến hành khởi tố 9 vụ và chuyển cơ quan khác khởi tố 33 vụ vi phạm. |
相关文章
随便看看