Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp UBTVQH. Khuyến khích và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước Những nội dung sửa đổi chủ yếu của dự thảo Luật sửa đổi lần này gồm 4 nhóm vấn đề chính. Đó là nhóm vấn đề về khuyến khích phát triển và bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước,ổsungnhiềuưuđãithuếđểkhuyếnkhíchsảnxuấttrongnướlịch thi cup c1 trong đó có bổ sung một số nội dung quy định về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, thuế tự vệ trên cơ sở kế thừa, nâng cấp một số quy định của các Pháp lệnh liên quan; sửa đổi về khung thuế suất theo các hiệp định quốc tế đã ký kết; sửa đổi, bổ sung những quy định về ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đẩy mạnh xã hội hóa. Thứ hai là sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật, thống nhất với văn bản pháp luật liên quan, khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật thuế hiện hành. Nhóm vấn đề thứ ba là sửa đổi để phù hợp các cam kết quốc tế và điều ước quốc tế về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Và cuối cùng là nhóm vấn đề về đơn giản, thuận lợi cho người nộp thuế; góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đánh giá chung tại phiên họp, các thành viên UBTVQH đều cơ bản thống nhất với các nội dung, mục tiêu sửa đổi Luật thuế xuất nhập, thuế nhập khẩu, tán thành các ý kiến của ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn các tác động của luật thuế được thực hiện đối với ngân sách, đối với các nhóm ngành cần được hỗ trợ, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã và đang ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị đánh giá cụ thể hơn tình hình quản lý các mặt hàng tạm nhập, tái xuất, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu. Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng cần đánh giá rõ hơn các lợi ích, khó khăn khi áp dụng luật thuế đối với các mặt của kinh tế, xã hội, tác động đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đến ngân sách ra sao.
Lưu ý luật sẽ thông qua tại một kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các thành viên UBTVQH thảo luận kỹ dự án luật trước khi trình ra Quốc hội. Theo Chủ tịch Quốc hội, dự thảo luật cần chú ý đến tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.
“Bao nhiêu năm hội nhập, nông nghiệp tăng trưởng giảm, cạnh tranh kém, vậy có biện pháp gì sửa luật này để hỗ trợ các lĩnh vực này không? Với lĩnh vực cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, những ngành rất quan trọng để thu hút FDI, chính sách hỗ trợ thế nào? ”, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.
Sẽ có phương án đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước
Trả lời về những vấn đề được nêu ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết dự thảo Luật khi được áp dụng sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và chính sách bảo vệ sản xuất trong nước. Cụ thể như sửa đổi các quy định về miễn thuế nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư; bổ sung quy định về miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được cần thiết nhập khẩu; bổ sung quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện cho sản xuất của dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn; bổ sung quy định về ưu đãi thuế đối với ngành đóng tàu: miễn thuế đối với tàu biển xuất khẩu....
Về tác động đến ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết khi áp dụng luật sẽ tăng thu từ thuế xuất, nhập khẩu khoảng 1.200 tỷ đồng/năm, và giảm thu ngân sách khoảng 800 tỷ đồng/năm. Hiện tại, Bộ Tài chính tổng kết đánh giá toàn bộ các hiệp định đã ký kết, để từ đó có nghiên cứu báo cáo Chính phủ phương án điều chỉnh các luật thuế nội địa, vừa để đáp ứng việc thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa một phần đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở nhiều ý kiến đóng góp của UBTVQH trong phiên họp hôm nay, đại diện cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đều cho biết sẽ tiếp tục rà soát, tiếp thu và chỉnh sửa để trình ra Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016./. H.Y |