发布时间:2025-01-12 19:50:07 来源:Empire777 作者:World Cup
Các bác sĩ hết sức kinh ngạc khi em bé chào đời với 2 chân dính liền như đuôi cá và tay dính liền giống vây cá.
Em bé chào đời tại bệnh viện Sahi Ram,ấthiệnembémanghộichứngngườicáhiếmgặpnhấthàket qua tran as roma bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ vào ngày 29/4 vừa qua nhưng không may mắn khi vẻn vẹn sống được 10 phút do mắc căn bệnh hiếm gặp - hội chứng người cá.
"Tôi đã gặp nhiều trường hợp trẻ sơ sinh dị tật nhưng chưa bao giờ gặp một trường hợp hy hữu như thế này. Em bé có cơ thể giống như người cá, tay có màng giống vây và 2 chân dính chặt như đuôi cá", bác sĩ Vandana Arya nói.
Chứng bệnh hiếm gặp khiến các bác sĩ không thể xác định được giới tính của đứa trẻ.
Trong quá trình mang thai, người mẹ không phát hiện điều gì bất thường trong suốt 30 tuần đầu của thai kỳ. Chỉ đến cuối thai kỳ, các kết quả siêu âm mới cho thấy thận của bé không phát triển.
Căn bệnh Sirenomelia hay còn gọi là hội chứng người cá là một loại dị tật đe dọa đến tính mạng của trẻ khi 2 chân của trẻ dính liền với nhau giống như đuôi cá.
Theo TS Lindsey Fitzharris, ĐH Oxford (Anh), hội chứng này xảy ra khi dây rốn của trẻ không thể hình thành 2 động mạch. Khi đó thân dưới của bào thai không được cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng khiến 2 chân không không thể tách rời.
Trẻ em mắc hội chứng này trên thế giới rất hiếm, với tỉ lệ khoảng 1/100.000 trẻ sơ sinh. Với những cặp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ này có thể cao gấp 100 lần.
“Phần lớn trẻ mắc hội chứng này tử vong sau vài ngày chào đời do suy thận và bàng quang. Một số trường hợp rất hiếm được ghép tận, nhưng tỉ lệ sống sót rất thấp", TS Lindsey cho hay.
Đây là trường hợp mắc hội chứng người cá đầu tiên tại Ấn Độ là và trường hợp thứ 4 trên thế giới.
Đến nay, "người cá" sống lâu nhất thế giới là Tiffany York. Năm 1988, Tiffany được tiến hành phẫu thuật tách 2 chân ngay trước sinh nhật 1 tuổi. Sau đó, vì xương yếu nên cô phải sử dụng nạng và xe lăn để di chuyển.
Tuy nhiên, cô đã qua đời vào tháng 2 vừa qua khi mới 27 tuổi.
Một cô bé người Peru có biệt danh "nàng tiên cá nhỏ" là Milagros Cerron cũng là trường hợp sống sót hiếm hoi khi mắc hội chứng người cá.
Khi mới sinh, tim, phổi của cô bé hoàn toàn bình thường nhưng một quả thận trái bị biến dạng, bộ phận sinh dục bị dính liền vào chân.
Tháng 6/2005, bé được thực hiện tách chân lần 1, từ mắt cá chân đến đầu gối. 1 năm sau, bé tiếp tục được nhóm 8 chuyên gia phẫu thuật tách phần còn lại.
Sau khi phẫu thuật, Milagros có thể tự đứng một mình và bước đi không cần người khác trợ giúp.
Năm 2012, bé trái đã trải qua một ca ghép thận và chỉnh sửa đường tiết niệu.
Nhà nghiên cứu lịch sử y học Lindsey Fitzharris, đại học Oxford đã lần tìm các tài liệu tham khảo cổ xưa về dị tật có tên là "Hội chứng người cá". Nó được nhắc đến lần đầu tiên trong một bộ bản đồ gồm 4 tập xuất bản năm 1891. Không có dấu hiệu nào cho thấy giới y khoa đã biết về dị tật này trước thời điểm đó.
Hội chứng người cá là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp và có thể gây tử vong. Những người mắc bệnh có hai chi dưới dính liền với nhau trông như đuôi cá. Nguyên nhân do dây rốn không hình thành hai động mạch nên chỉ cung cấp đủ máu cho một chân. Điều đáng buồn là những đứa trẻ sinh ra có dị tật này khó mà sống sót quá vài ngày. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong phẫu thuật mà một số bệnh nhi có thể sống đến tuổi thiếu niên.
Một trong số đó là cô bé người Peru có tên Milagros Cerron. "Milagros" có nghĩa là "những điều kỳ diệu". Nhưng bạn bè và gia đình hay gọi cô một cách trìu mến là "nàng tiên cá nhỏ". Năm 2006, các chuyên gia đã tách thành công hai chân của cô bé khi đó mới hai tuổi. Hiện giờ cô bé đã đi lại bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần phẫu thuật nữa để khắc phục những biến chứng ở thận, hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục.
Hồng Anh(T/h)
相关文章
随便看看