当前位置:首页 > Thể thao

【tỷ số bremen】Cần mạnh tay hơn với giải ngân vốn đầu tư công

can manh tay hon voi giai ngan von dau tu cong

Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài đặc biệt thấp so với cùng kỳ năm 2017 (chỉ đạt 38,ầnmạnhtayhơnvớigiảingânvốnđầutưcôtỷ số bremen65% so với 57,11%). Ảnh: ST

Thấp hơn cùng kỳ

Xét về kế hoạch hay dự toán NSNN hàng năm, các cấp, các ngành luôn đặt ra mục tiêu đảm bảo giải ngân hết kế hoạch, song thực tế cho thấy luôn có sự chênh lệch nhất định. Trước thực trạng nhiều năm trở lại đây kết quả giải ngân thấp so với kế hoạch của Quốc hội giao, hàng năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn có những chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy mạnh tiến độ giải ngân.

Theo ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài chính với vai trò được giao là cơ quan quản lý thanh toán vốn đầu tư, trong quá trình điều hành ngân sách đã luôn chủ động tổng hợp, nắm bắt tình hình, bám sát tiến độ giải ngân vốn đầu tư các dự án, tích cực tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ kịp thời. “Cơ chế quản lý giải ngân hiện nay đã được sửa đổi, đơn giản tối đa về trình tự, thủ tục, thời gian. Các vướng mắc từ các bộ, địa phương gửi về Bộ Tài chính được nghiên cứu trả lời ngay”- ông Tuấn Anh nói.

TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế:
Cần kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư công kém hiệu quả. Tiếp tục cải cách thủ tục quản lý đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những chủ đầu tư dự án tốt đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đi đôi với giải ngân vốn kịp thời theo đúng tiến độ, giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.

Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ. Bằng chứng là thống kê thanh toán vốn đầu tư công 11 tháng năm 2018 ước đạt 239.573,357 tỷ đồng, mới đạt tỷ lệ 59,94% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 61,62% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so cùng kỳ năm 2017 (với tỷ lệ tương ứng là 59,21% và 65,12%).

Có 5 bộ, ngành và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 80% kế hoạch, trong đó có 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 90% là: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định, Bình Phước. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương có số giải ngân thấp, cụ thể: 31/56 bộ, ngành trung ương và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch 11 tháng đầu năm 2018 dưới 65% kế hoạch năm, trong đó, còn 21 bộ, ngành trung ương và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 50%; có 13 bộ, ngành trung ương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn 30%, thậm chí có Bộ còn chưa giải ngân kế hoạch vốn.

Về nguyên nhân giải ngân chậm, qua tổng hợp báo cáo của các đơn vị, Bộ Tài chính đã chỉ ra một số các vướng mắc, tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến công tác giải ngân chưa đạt yêu cầu như: Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; thủ tục điều chỉnh hạng mục, điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; do ảnh hưởng của địa hình phức tạp, thời tiết; năng lực của một số nhà thầu còn chưa đảm bảo; các dự án chuyển tiếp đang triển khai thi công chưa nghiệm thu khối lượng hoàn thành để giải ngân thanh toán vốn.

Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), việc giao kế hoạch vốn TPCP chưa sát với khả năng giải ngân của các bộ, ngành, địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này mới chỉ đạt khoảng 35,23% kế hoạch. Cụ thể, đối với khối bộ, ngành trung ương, tổng kế hoạch vốn được giao là 15.863,456 tỷ đồng nhưng các dự án đều là dự án khởi công mới nên hiện nay hầu hết các dự án mới hoàn thiện công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn đơn vị thi công xây lắp; đối với các địa phương, nhiều dự án khởi công mới đã giao hết trong kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2017-2020 trong năm 2017 và 2018, do vậy một số dự án vượt quá khả năng giải ngân trong năm 2018.

Đối với nguồn vốn nước ngoài, tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài đặc biệt thấp so với cùng kỳ năm 2017 (chỉ đạt 38,65% so với 57,11%). Việc giải ngân chậm có thể kể đến do một số nguyên nhân như: Vướng mắc về cơ chế (một số dự án đang tạm dừng thực hiện để điều chỉnh tổng mức đầu tư, chủ trương đầu tư, đánh giá lại hiệu quả); vướng mắc do giao kế hoạch vốn chưa phù hợp; vướng mắc về phía dự án; vướng mắc do nhà tài trợ...

Khẩn trương điều chỉnh vốn

Trong báo cáo gửi Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính đã kiến nghị một số giải pháp quyết liệt hơn. Về kế hoạch vốn, đối với phần kế hoạch vốn năm 2018 còn lại chưa giao, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao kế hoạch vốn cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định. Về kế hoạch vốn TPCP điều chỉnh, đề nghị Thủ tướng Chính phủ thông báo kế hoạch cho các bộ, ngành được bổ sung vốn TPCP.

Đối với việc giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2018 theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Về việc đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán, theo quy định, kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31/12 năm kế hoạch. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung rà soát các khối lượng đã thực hiện để nghiệm thu trong tháng 12, trên cơ sở đó hoàn thiện thủ tục thanh toán gửi ngay ra Kho bạc Nhà nước (KBNN) để thanh toán theo quy định. Đối với các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, đề nghị các bộ, ngành, địa phương yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương gửi KBNN để làm cơ sở thanh toán dứt điểm cho nhà thầu theo quy định hiện hành.

Từ góc độ đơn vị trực tiếp thực hiện, bà Lương Thị Hồng Thúy - Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước đề xuất Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung sửa đổi các vướng mắc về cơ chế chính sách quy định tại Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn…, nhằm tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai theo đúng tiến độ với chất lượng cao… Kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, có cơ chế giám sát kết quả, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu từng bộ phận, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức.

分享到: