Đây là những chia sẻ của ông Phạm Văn Bắc,ậtliệuxâykhôngnungvìsaovẫnbíđầket wua bong da Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN bên lề Hội thảo “Tăng cường sản xuất và sử dụng hiệu quả VLXKN trong các công trình xây dựng”, do Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức hôm nay (10.9), tại Hà Nội.
PV: Xin ông cho biết kết quả thực hiện chương trình sản xuất, sử dụng VLXKN tại các địa phương trên cả nước hiện nay?
Ông Phạm Văn Bắc:Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 567QĐ-TTg (ngày 28.4.2010) về “Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020”. Theo đó, đến năm 2015 VLXKN phải đạt tỷ lệ 20 – 25% trong tổng số vật liệu xây dựng và đạt tỷ lệ 30 – 40% vào năm 2020. Đồng thời, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công truyền thống.
Kết quả về cơ bản, việc xóa bỏ các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến tại các tỉnh đồng bằng và trung du ở miền Bắc sẽ kết thúc vào cuối năm 2015; đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Nam kết thúc vào năm 2017.
Đặc biệt, có một số tỉnh đến nay đã hoàn thành việc xóa bỏ lò thủ công như Bắc Ninh, Thái Bình, Đồng Nai, Bình Dương… Một số tỉnh đã xây dựng và công bố quy hoạch phát triển VLXKN để các nhà đầu tư biết được nhu cầu sử dụng trên địa bàn như tỉnh Thái Bình.
Về tình hình sản xuất, sau 5 năm triển khai, đến năm 2014, tổng công suất thiết kế đã đầu tư của các dây chuyền sản xuất VLXKN đạt 6,5 tỷ viên quy chuẩn/năm, trong đó sản xuất đạt 5,4 tỷ viên, chiếm khoảng 25% trong tổng sản lượng vật liệu xây, như vậy đã đạt chỉ tiêu đặt ra.
|
Về tiêu thụ, một vài năm trước, VLXKN sản xuất chủ yếu chỉ phục vụ cho xuất khẩu chiếm tới 80-90%, 2 năm trở lại đây, thị phần tiêu thụ trong nước đã chiếm khoảng 50%. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc tiêu thụ VLXKN vẫn chậm và còn gặp nhiều khó khăn.
PV: Nguyên nhân của việc VLXKN vẫn “bí” đầu ra do đâu, thưa ông?
Ông Phạm Văn Bắc:Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức của các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu, người dân về sản phẩm VLXKN còn chưa đầy đủ, đa phần vẫn chưa nhận biết hết những ưu điểm của loại vật liệu này nên vẫn giữ những thói quen sử dụng gạch nung theo truyền thống.
Ngoài ra, kỹ thuật thi công VLXKN đòi hỏi quy trình phức tạp hơn rất nhiều so với gạch nung nên công nhân thi công phải có trình độ và tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nhất định.
Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo thực hiện việc sử dụng VLXKN vẫn chưa được các địa phương thực hiện quyết liệt. Đặc biệt, việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt vẫn chưa được thực hiện nghiêm dẫn đến nhiều chủ đầu tư, đơn vị thi công vẫn chưa thực hiện nghiêm quy định về sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
PV: Bộ Xây dựng sẽ có những giải pháp như thế nào để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm VLXKN trong thời gian tới, thưa ông?
Ông Phạm Văn Bắc:Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ chỉ đạo các địa phương tích cực hưởng ứng, triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về sử dụng VLXKN. Đồng thời, khuyến khích các địa phương có thêm cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ VLXKN nung trên địa bàn.
Đặc biệt, trong quá trình thẩm tra thiết kế của các dự án, nhất là những dự án lớn, dự án sử dụng ngân sách nhà nước, Bộ sẽ kiểm tra chặt việc bắt buộc sử dụng VLXKN theo quy định và tăng cường thanh tra, xử lý những đơn vị không thực hiện đúng theo quy định.
PV: Xin cảm ơn ông!
Thiện Trần (thực hiện)