【kết quả dinamo kiev】Tranh thủ thời điểm thuận lợi để huy động vốn với chi phí hợp lý
Nguồn: Kho bạc Nhà nước. Đồ họa: Văn Chung. |
Phát hành trái phiếu chính phủ phù hợp với kế hoạch trả nợ gốc
Theo báo cáo từ Cục Quản lý ngân quỹ - Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, công tác huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) 6 tháng đầu năm có thuận lợi và khó khăn đan xen. Cụ thể, tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong 6 tháng đầu năm 2024 thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm đạt 60% dự toán (trong đó thu ngân sách trung ương đạt 64%). Vốn đầu tư toàn xã hội cũng tăng 6,8%; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 30% kế hoạch... đã tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn.
Huy động vốn gắn với quản lý ngân quỹ Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, công tác huy động vốn TPCP tiếp tục được gắn kết chặt chẽ với công tác quản lý ngân quỹ nhà nước (NQNN). KBNN đã triển khai các hoạt động sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi như: cho NSTW vay, tạm ứng và tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh, vừa đáp ứng được nhu cầu cân đối của NSTW và ngân sách cấp tỉnh, vừa tăng hiệu quả sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi. Ngoài ra, KBNN đã thực hiện gửi có kỳ hạn NQNN tạm thời nhàn rỗi tại ngân hàng thương mại (NHTM) theo phương thức đấu thầu điện tử và ký hợp đồng điện tử; mua lại có kỳ hạn TPCP. Qua đó, vừa tăng hiệu quả sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi, vừa hỗ trợ thị trường, đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các NHTM. |
Tuy nhiên, khó khăn cũng không ít khi tổng nhu cầu vốn vay của ngân sách trung ương (NSTW) năm 2024 là 659.934 tỷ đồng theo dự toán được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023. Trên cơ sở sử dụng linh hoạt các nguồn huy động vốn trong và ngoài nước, Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ phát hành TPCP năm 2024 cho KBNN là 400.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2023 (kế hoạch huy động vốn năm 2023 là 305.000 tỷ đồng). “Nhiệm vụ được giao ở mức khá cao khi khối lượng TPCP huy động nhiều nhất từ trước đến nay mới đạt 319.000 tỷ đồng trong năm 2021” - báo cáo từ Cục Quản lý ngân quỹ cho biết.
Bên cạnh đó, tình hình thị trường tài chính - tiền tệ trong và ngoài nước 6 tháng đầu năm 2024 có nhiều biến động, ảnh hưởng đến công tác phát hành TPCP. Trên thế giới, mặc dù 1 số ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất, nhưng nhìn chung vẫn duy trì lãi suất điều hành ở mức cao. Trong nước, để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất đối với các nghiệp vụ trên thị trường mở lên mức 4,5%/năm (đối với kỳ hạn 7 và 14 ngày) tại thời điểm cuối tháng 6/2024; đáng chú ý, lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh kể từ tháng 3/2024 và duy trì ở mức cao cho đến nay. Do đó, nhu cầu đầu tư TPCP trên thị trường giảm mạnh kể từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024 khi khối lượng dự thầu ít hơn khối lượng gọi thầu trong một số thời điểm. Tính đến hết tháng 6/2024, mặt bằng lãi suất giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp tăng từ 0,18 - 0,52% so với đầu năm.
Ông Lưu Hoàng - Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ cho biết, khắc phục những khó khăn này, KBNN đã tổ chức phát hành TPCP ngay từ đầu năm, tranh thủ những thời điểm thị trường thuận lợi để huy động vốn với chi phí hợp lý. Đồng thời, bám sát tình hình thị trường, KBNN đã tổ chức phát hành TPCP với khối lượng phù hợp với kế hoạch trả nợ gốc của NSTW, tiến độ thu chi NSTW; đảm bảo hiệu quả vay và sử dụng vốn vay. Điều hành lãi suất phát hành TPCP phù hợp với diễn biến thị trường, nhu cầu vốn của NSTW và định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Đặc biệt, KBNN đã linh hoạt phát hành TPCP các kỳ hạn từ 5 - 30 năm, hài hòa nghĩa vụ trả nợ giữa các năm, giảm áp lực đảo nợ trong tương lai; đồng thời bám sát mục tiêu mục tiêu kỳ hạn phát hành bình quân từ 9 - 11 năm (Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội). Qua đó đã kéo dài thời gian đáo hạn bình quân của danh mục TPCP ở mức trên 9 năm.
Với những giải pháp đã thực hiện, tính đến hết ngày 26/7/2024, tổng khối lượng huy động vốn thông qua phát hành TPCP là 187.994 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch giao. Kỳ hạn TPCP phát hành bình quân năm 2024 là 10,9 năm; lãi suất phát hành bình quân là 2,4%/năm; kỳ hạn còn lại của danh mục TPCP là 9,05 năm.
Bám sát tiến độ thu để huy động vốn
Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ còn nhiều thách thức đặt ra đối với việc huy động vốn qua phát hành TPCP khi trên thế giới, các nước tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; điều kiện tài chính hạn chế, thương mại và đầu tư toàn cầu thấp, biến đổi khí hậu diễn biến thất thường… Trong nước, sức ép lạm phát còn lớn; sản xuất, kinh doanh dự báo còn khó khăn; thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro.
Để vừa đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn của NSTW, vừa duy trì sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường TPCP, ông Lưu Hoàng cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2024, KBNN sẽ tiếp tục bám sát các chủ trương của Đảng, Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để điều hành công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP.
Cụ thể, KBNN sẽ bám sát tiến độ thu, tình hình giải ngân vốn đầu tư công, kế hoạch trả nợ gốc của NSTW và diễn biến thị trường để điều hành khối lượng phát hành TPCP phù hợp với nhu cầu vốn của NSTW, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh làm tăng nóng mặt bằng lãi suất phát hành TPCP, góp phần ổn định thị trường.
KBNN tiếp tục phát hành linh hoạt các kỳ hạn TPCP, đặc biệt sẽ tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, kết hợp phát hành linh hoạt TPCP kỳ hạn ngắn dưới 5 năm để hài hòa nghĩa vụ trả nợ giữa các năm; đồng thời, đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu danh mục, giảm rủi ro đảo nợ của NSTW, phấn đấu kỳ hạn phát hành bình quân TPCP đạt từ 9 - 11 năm theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội.
Ngoài ra, KBNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phát hành TPCP phù hợp với tình hình thị trường và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa huy động vốn TPCP và quản lý ngân quỹ nhà nước để đảm bảo hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước.
Chưa phát hành thêm trái phiếu chính phủ cho công trình trọng điểm Ngày 18/5/2024, Văn phòng Chính phủ đã phát đi Thông báo số 231/TB-VPCP thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trong thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội. Phát hành TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển, tập trung cho đầu tư hạ tầng chiến lược, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và nhà ở xã hội; trước mắt nghiên cứu phát hành thêm khoảng 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ cho đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia”. Trả lời báo chí mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ - KBNN cho biết, Bộ Tài chính đang nghiên cứu giải pháp huy động thêm 100.000 tỷ đồng TPCP sớm trình Chính phủ phê duyệt. Trước mắt, KBNN chưa triển khai việc phát hành thêm này. |
相关文章
VN meets right conditions to build international financial centre: PM
VN meets right conditions to build international financial centre: PMJanuary 04, 2025 - 17:302025-01-25Giáo sư trẻ nhất Việt Nam quê gốc Hải Dương là ai?
Người trẻ tuổi nhất được phong giáo sư năm 2017 là PGS.TSKH Phạm Hoàng Hiệp, si2025-01-25Thủ tướng đánh giá cao dự án sản xuất gạo đặc sản của Tập đoàn Sojitz tại Việt Nam
Đó là thông tin được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ch2025-01-25Nhìn cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngậm ống hút cũng duyên
Chỉ vài ngày sau khi đăng tải những bức ảnh tươi cười trồng nấm ở một trang trại, ch&u2025-01-25Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
Tối 27/9, đại diện Cục CSGT - Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công2025-01-25Vietcombank cảnh báo mã độc mới tấn công ứng dụng ngân hàng trực tuyến
Với khả năng “ăn trộm” thông tin đăng nhập, tin nhắn SMS, thu thập danh sác2025-01-25
最新评论