Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếVũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp. |
Chủ trương đầu tư5 dự ánvành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội,ínhphủđềxuấttrìnhQuốchộidựáncaotốctrọngđiểmquốbảng xếp hạng league one pháp vành đai 3 TP.HCM, đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được Chính phủ đề nghị bổ sung trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).
Thông tin trên được Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 19/4, khi xem xét việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Mới có hai dự án đủ điều kiện
Đối với 5 dự án công trình quan trọng quốc gia nói trên, ông Cường cho biết, 2 dự án là Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 TP.HCM đã được Bộ Chính trị cho ý kiến.
Hồ sơ tài liệu của 5 dự án đã được Chính phủ gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau khi các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, nếu đủ điều kiện thì sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (cơ quan chủ trì thẩm tra) Vũ Hồng Thanh cho biết, còn rất nhiều quan ngại về 3 dự án còn lại là Đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và Đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Vì, ba dự án này đều chuyển từ phương thức đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công, mà vốn đầu tư công thì chưa phân bổ cho các dự án này. Mặt khác, các dự án trên chưa đáp ứng được điều kiện để bố trí vốn theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
"Chúng tôi rất e ngại là đưa ra Quốc hội thì đại biểu các địa phương khác có ủng hộ hay không, vì nhiều nơi có dự án đã chuẩn bị đầu tư xong mà vẫn không được bố trí vốn theo tinh thần Nghị quyết 43, trong khi đó việc điều hoà vốn theo Nghị quyết 43 còn đang lúng túng", ông Thanh phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh, các dự án này đều dùng cơ chế đặc thù của Nghị quyết số 43, nhưng phạm vi Nghị quyết này chỉ khuôn lại trong hai năm 2022-2023, mà các dự án này kéo dài đến tận giai đoạn 2025-2026, nên đề nghị cần cân nhắc xem xét kỹ càng.
Bày tỏ nhất trí với Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Phú Cường phân tích, 3 dự án nêu trên được Chính phủ trình trên cơ sở đề xuất của Bộ Giao thông - Vận tải, vốn cho mỗi dự án đều rất lớn mà nguồn thì đều dựa vào Nghị quyết 43, vào vốn đầu tư công còn lại, vào số tăng thu ngân sách...
"Các giải pháp đó không tốt cho cân đối ngân sách", ông Cường nhấn mạnh.
Hơn nữa, theo Chủ nhiệm Cường, chủ trương dùng PPP dẫn dắt đầu tư công đã được nêu rõ, mà 2 trong ba dự án đã có nhà đầu tư theo hình thức PPP. Mặt khác, đây đều là các dự án có thể thu hồi vốn tốt thì sao lại chuyển hết sang đầu tư công. "Nên tiếp tục làm theo PPP, giảm áp lực cho ngân sách", ông Cường nêu quan điểm.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng hoàn toàn thống nhất ý kiến với hai chủ nhiệm Ủy ban nói trên.
Cho rằng, khó có thể cân đối được vốn cho cả 5 dự án, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đồng tình trình Quốc hội 2 dự án đã đủ điều kiện.
Chưa sửa Luật Công an nhân dân
Cũng về nội dung kỳ họp thứ ba của Quốc hội, ông Cường báo cáo Chính phủ đề nghị bổ sung 3 dự án Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.
Tổng thư ký Quốc hội đã thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có liên quan báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về 3 dự án luật này; khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng 3 luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung các dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Chính phủ cũng đề nghị trình Quốc hội Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất không ban hành Nghị quyết riêng về nội dung này, mà đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3.
Đối với Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa, cũng là nội dung Chính phủ đề nghị bổ sung, ông Cường thông tin, chiều ngày 21/4/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới xem xét nội dung này. Căn cứ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 3.
Đối với đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, Tổng Thư ký Quốc hội nêu rõ đã thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc quyết định chưa xem xét việc bổ sung dự án Luật này vào Chương trình năm 2022 để Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp.
Về thời gian kỳ họp thứ 3, Tổng thư ký Quốc hội dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 20 ngày. Quốc hội sẽ họp phiên trù bị và khai mạc vào thứ Hai, ngày 23/5, dự kiến bế mạc vào thứ Sáu, ngày 17/6/2022.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu không bổ sung nội dung nào khác ngoài các nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vào Chương trình kỳ họp thứ ba, nội dung nào chưa đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp sau.
Kỳ này Quốc hội sẽ họp tập trung nhưng vẫn phải làm tốt công tác phòng chống dịch, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.