【bong da tile】Thứ trưởng Vũ Thị Mai: Chuyển đổi số cần nhất là thay đổi tư duy
Lộ trình thực hiện chính phủ điện tử: Liệu có đến đích?ứtrưởngVũThịMaiChuyểnđổisốcầnnhấtlàthayđổitưbong da tile | |
Muộn nhất 2020, Bộ Tài chính sẽ cung cấp dịch vụ công trên thiết bị di động | |
Bộ Tài chính xử lý khoảng 464.020 văn bản mỗi năm trên hệ thống edocTC |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai chủ trì hội nghị. |
Mạch máu không thể thiếu của ngành Tài chính
Chủ trì hội nghị, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết: Trong giai đoạn vừa qua, ngành Tài chính đã có những bước phát triển nhanh và vững chắc, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đạt được thành tựu đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hệ thống tin học và thống kê ngành tài chính.
Đến nay, công nghệ thông tin đã được ứng dụng sâu rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong hoạt động nghiệp vụ chủ chốt như quản lý điều hành ngân sách nhà nước, quản lý thu chi NSNN, thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu chính phủ, quản lý trong lĩnh vực thuế - hải quan, triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN, quản lý nợ công, quản lý giá, quản lý tài sản công, quản lý giám sát thị trường tài chính, quản lý dự trữ nhà nước cùng các nhiệm vụ, nghiệp vụ quản lý nội ngành.
Phát triển công nghệ thông tin đã được Đảng, Nhà nước xác định là công cụ hữu hiệu để thực hiện 3 đột phát phát triển đất nước, là chìa khóa mở ra cánh cửa để đất nước ta bước vào giai đoạn mới. Bộ Chính trị, Chính phủ đều đã có Nghị quyết để định hướng mục tiêu, giải pháp cho nhiệm vụ này.
Vì vậy, Thứ trưởng muốn nhấn mạnh vai trò của thủ trưởng các đơn vị, cán bộ của đơn vị nghiệp vụ và các đồng chí lãnh đạo nghiệp vụ. “Nếu nghiệp vụ không đưa ra yêu cầu thì công nghệ thông tin không thể đáp ứng được. Muốn đưa ra yêu cầu thì phải hiểu chuyển đổi số là gì, cách mạng công nghệ 4.0 là gì và liệu công nghệ thông tin có thể đáp ứng được gì cho nghiệp vụ. Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho Việt Nam nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện đến từng doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đến từng người dân, mọi lĩnh vực, một khối lượng công việc khổng lồ, sự chuyển dịch mang tính lịch sử ngàn năm có một. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. Chuyển đổi số không cần nhiều cơ sở vật chất mà cái cần chính là thay đổi tư duy” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Vũ Thị Mai biểu dương đội ngũ cán bộ tin học và công nghệ thông tin, thống kê của ngành Tài chính, các cán bộ nghiệp vụ của Ngành đã cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt một chặng đường, sự nghiệp tin học hóa của ngành Tài chính.
Lãnh đạo Bộ tin tưởng rằng, với đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương; sự quyết tâm cao của các cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành, sự nghiệp hiện đại hóa của ngành, xây dựng Bộ Tài chính điện tử sẽ đi đến thắng lợi.
Toàn cảnh hội nghị. |
Đặt ra những chỉ tiêu cụ thể
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đại Trí - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết: Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025 đã đặt ra rất cụ thể mục tiêu.
Đó là hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; nâng xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng từ 10 đến 15 bậc năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2025.
Căn cứ vào mục tiêu mà Chính phủ đặt ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định 844/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025, trong đó có nhiều tiêu chí cụ thể về dịch vụ công.
Theo đó, giai đoạn 2019 – 2020, hoàn thiện khung pháp lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm tăng cường thuê dịch vụ công nghệ thông tin tại Bộ Tài chính; ban hành các văn bản quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong ngành Tài chính, các quy định, quy chế về quản lý, vận hành các hệ thống CNTT ngành Tài chính.
Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài chính đạt từ 20% trở lên; tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ Tài chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, đến năm 2020, ngành Tài chính phấn đấu tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính cung cấp giao diện cho các thiết bị di động; Cổng Thông tin điện tử của ngành Tài chính công khai thông tin đầy đủ theo quy định của Chính phủ.
Cũng trong giai đoạn này, phần mềm quản lý văn bản và điều hành của Bộ Tài chính được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử; 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử; tối thiểu 80% hồ sơ công việc tại Bộ Tài chính được xử lý trên môi trường mạng.
Một số chỉ tiêu khác cũng được vạch rõ, gồm: Tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử; có kết nối hệ thống mạng của Bộ Tài chính với Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Sang giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Tài chính sẽ tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ Tài chính với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 90% hồ sơ công việc tại Bộ Tài chính được xử lý trên môi trường mạng,...
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện lãnh đạo Cục Tin học và Thống kê tài chính giới thiệu về Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài chính và Kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính.
相关推荐
- Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- Suzuki Ciaz
- Pin “ khủng”, màn hình cực lớn, Nokia C30 lại có giá dễ chịu
- 3 kiểu 'lên đời' ngoại thất các chủ xe ô tô ở Việt Nam nên tránh
- Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- Lái xe hết hồn vì thanh sắt dài đột ngột thò ra từ lề đường
- Những sai lầm khiến dây côn xe máy nhanh bị đứt gây nguy hiểm
- Ra mắt nền tảng công chứng trực tuyến kết nối trên cả nước