Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Điều chỉnh giá đối với một số dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP. Hà Nội. Trong danh sách dịch vụ y tế được đề xuất điều chỉnh giá lần này,ầndịchvụytếcủaHàNộitănggiáthuỵ điển vs azerbaijan thống kê thấy có 2.184 dịch vụ khám chữa bệnh. Chỉ có 712 dịch vụ được phép tăng giá. 8 dịch vụ phải giảm giá còn 1.365 dịch vụ giữ nguyên mức giá. 99 dịch vụ khác thuộc loại dịch vụ mới và chưa được Bộ Y tế quy định về mức giá.
Những trường hợp 2 người bệnh/1 giường, mức giá thu giường bệnh chỉ là 50%. Ảnh: N. M |
Cụ thể, mức giá khám bệnh tại các bệnh viện hạng 1 là 17 ngàn đồng/lần, hạng hai là 12 ngàn đồng/lần. Giá một ngày giường bệnh đối với điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện hạng 1, 2 là 300 ngàn đồng/ngày. Giá một ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu tại bệnh viện hạng 1 là 113 ngàn đồng. Tại bệnh viện hạng hai là 75 ngàn đồng và hạng 3 là 52 ngàn đồng.
Với các trường hợp nằm ghép giường, nếu là 2 người thì chỉ được thu tối đa 50% giá giường/1 người. Trong trường hợp năm 3 người trở lên, chỉ được thu tối đa bằng 30%/người.
Theo HĐND TP. Hà Nội, đây là mức điều chỉnh tương đương bằng 70% mức trần dịch vụ tại khung viện phí do liên Bộ Y tế và Tài chính quy định. Mức tăng giá dịch vụ y tế lần này của Hà Nội cũng phải đảm bảo yêu cầu dùng 15% để nâng cấp hạ tầng, mua sắm trang thiết bị. Mức tăng này cũng được cho là bằng khoảng 2 lần so với mức giá đang áp dụng
Hiện tại, ngành y tế TP. Hà nội đang quản lý 41 bệnh viện công lập. Trong đó có 7 bệnh viện hạng 1, 18 bệnh viện hạng 2 và 16 bệnh viện hạng 3.
Hà Nội cho rằng, tăng viện phí để tái đầu tư, nâng chất lượng cơ sở hạ tầng. Ảnh: N. M |
Theo bà Nguyễn Thị Thùy - Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND TP. Hà Nội, tăng giá các dịch vụ y tế ở Hà Nội ngoài góp phần đầu tư, đảm bảo quyền lợi người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, HĐND TP. Hà Nội còn hướng tới cải thiện vấn đề khám chữa bệnh đối với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng trẻ em, người nghèo, người có bảo hiểm y tế.
Bà Thùy cũng cho rằng, mức điều chỉnh giá dịch vụ y tế của Hà Nội lần tác động trực tiếp tới đối tượng người có điều kiện kinh tế tốt. Số này chỉ chiếm 30%. 70% còn lại là các đối tượng thuộc diện chính sách và có bảo hiểm y tế nên việc tăng viện phí sẽ không có nhiều áp lực.
Tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP. HCM khóa 8 diễn ra từ 10.7 đến 12.7, UBND TP trình HĐND TP thông qua đề xuất tăng viện phí. Theo đó, đối với việc điều chỉnh giá một số dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP, UBND TP đề xuất tăng 40% phí các dịch vụ kỹ thuật (thuốc và vật tư được tính theo giá mua vào của bệnh viện). Việc tăng viện phí sẽ được điều chỉnh hằng năm (kể từ 2013) theo tỷ lệ 10% và đạt mức tối đa khung giá đến năm 2016. |
Nguyễn Nam