您现在的位置是:Thể thao >>正文

【xep hang seria】Năm 2019: Hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế mở ra cơ hội lớn với Việt Nam

Thể thao693人已围观

简介CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,1% vào năm 2030Trao đổi với phóng viên TBTCVN, Bộ trưởng ...

ct

CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,ămHộinhậpsâuvàokinhtếquốctếmởracơhộilớnvớiViệxep hang seria1% vào năm 2030

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định, năm 2018, Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược hội nhập của đất nước nâng cao vai trò và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA... mang đến nhiều cơ hội phát triển cho đất nước trong thời gian tới.

*PV: Xin Bộ trưởng cho biết đánh giá cô đọng nhất về thành quả kinh tế trong lĩnh vực của ngành Công thương đã gặt hái được trong năm 2018?

- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Năm 2018, sự phát triển kinh tế trong lĩnh vực của ngành đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, giữ vai trò quan trọng và đóng góp cho sự ổn định, phát triển của nền kinh tế. Tất cả các chỉ tiêu kế hoạch của ngành đều đạt và vượt so mức được giao, điển hình như: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 9,8% vượt so với chỉ tiêu kế hoạch được giao là 9%; duy trì trạng thái thặng dư với mức xuất siêu kỷ lục khoảng 7,2 tỷ USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 11,5 - 12%, vượt mức kế hoạch đề ra là 10 - 10,5%...

Tiếp tục rà soát
cắt giảm điều kiện
kinh doanh


Bộ Công thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương và 9 nghị định khác. Theo đó, tổng số điều kiện đầu tư, kinh doanh được bãi bỏ trong năm 2017 và năm 2018 là 677 điều kiện trên tổng số 1.216 điều kiện của 27 ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương (chiếm tỷ lệ 55,5%).

Thêm vào đó, Bộ Công thương tiếp tục rà soát và ban hành Quyết định 3720/QĐ-BCT về phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương giai đoạn 2019 - 2020.
anh
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Bên cạnh đó, việc thực hiện chiến lược hội nhập của đất nước, nâng cao vai trò và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế được thể hiện qua các FTA như: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); rà soát, thúc đẩy, tiến tới ký kết Hiệp định thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA) trong năm 2019...

* PV: CPTPP và EVFTA được kỳ vọng sẽ có tác động rất lớn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải có sự thay đổi để thích ứng. Bộ trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về những tác động hai chiều từ các FTA này và một số gợi ý cho doanh nghiệp (DN) để tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định trên?

- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:
Tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, xét trên bình diện chung mang lại các lợi ích nhất định cho Việt Nam. Theo kết quả một số nghiên cứu, CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,1% vào năm 2030 trong bối cảnh các điều kiện kinh tế căn bản được giữ nguyên. Với giả định có sự tăng trưởng về năng suất, mức tăng GDP khi có Hiệp định CPTPP có thể đạt 3,5%.

Còn EVFTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân từ 4% - 6%/năm trong vòng 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Tới 2025, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sẽ đạt 220 tỷ USD, tăng thêm 75 - 76 tỷ USD so với trường hợp không có FTA.

Bên cạnh đó, tham gia CPTPP và EVFTA sẽ giúp Việt Nam có được các cơ hội từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi có hiệu lực. Đây là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh...

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số thách thức về kinh tế như trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư; về việc hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế; về xã hội...

Một thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt là sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu của các nước đối tác. Việc mở cửa thị trường, cắt giảm thuế sâu sẽ là cơ hội cho hàng hóa nhập khẩu tăng lên, cạnh tranh với hàng hóa trong nước vốn chất lượng chưa cao. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, một số ngành sản xuất có thể sẽ gặp khó khăn.

Do vậy, để có thể tận dụng được tốt nhất cơ hội từ các FTA, trước hết, các DN cần chủ động tìm hiểu thông tin về các hiệp định để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, nhất là các ưu đãi thuế quan đối với những mặt hàng có thế mạnh, có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.

DN cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới. CPTPP và EVFTA chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho DN nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn, nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng.

Cuối cùng, DN cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường trong khu vực CPTPP và EVFTA để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các DN của ta tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

* PV: Xin Bộ trưởng cho biết những định hướng lớn trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng hóa năm 2019? Bộ Công thương sẽ tiếp tục có những ưu tiên kế hoạch nào để giúp DN hội nhập thành công, nắm bắt cơ hội, thông qua đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu của cả nước?

- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:Năm 2019, Bộ Công thương sẽ tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường, đẩy mạnh phát triển thị trường ngoài nước, khai thác tốt các FTA và ứng phó hiệu quả với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường quản lý, kiểm tra thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; hoàn thiện các hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm tra chuyên ngành; kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa, thiết bị nhập khẩu.

Đồng thời, bảo đảm cân đối xuất, nhập khẩu; phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 8,2% so với năm 2018, kiểm soát nhập siêu.

Cùng với đó, là việc đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cắt giảm các điều kiện kinh doanh để hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh kế hoạch cải cách hành chính, hiện đại hóa hành chính, ứng dụng hệ thống quản lý công nghệ thông tin.

* PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Tố Uyên (thực hiện)

Tags:

相关文章