Trong đó hai bên sẽ lựa chọn một số vấn đề trọng tâm để thực hiện tham vấn một cách có bài bản: Thảo luận,ànhHảiquansẽthựchiệnthamvấnhiệphộidệsố áo hazard lựa chọn giải pháp, phản biện, tiếp thu, phản hồi.
Trên cơ sở kết quả tham vấn Tổng cục Hải quan sẽ chỉ đạo toàn ngành tập trung giải quyết cho doanh nghiệp dệt may và chuyển thành vấn đề chung khi cần. Sau đó tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng ra các hiệp hội doanh nghiệp khác. Bằng cách này các bên sẽ có thể đầu tư thời gian, nguồn lực cho các vấn đề tham vấn, các giải pháp xử lý, qua đó thu hút các bên tham gia
Ngoài ra, trong giải pháp tham vấn sẽ thiết lập cơ chế tham vấn để đưa công tác tham vấn trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan hải quan các cấp. Trong đó, công tác tham vấn sẽ thực hiện ở cả 3 cấp: Tổng cục – Cục – Chi cục. Các cấp có trách nhiệm tổng hợp, phân tích thông tin báo cáo nội dung tham vấn kịp thời lên cấp trên.
Hình thành bộ máy tham vấn ở cả Trung ương và địa phương. Tại Tổng cục Hải quan, Nhóm công tác Hải quan – Doanh nghiệp chịu trách nhiệm tham vấn với các hiệp hội doanh nghiệp và các bên liên quan. Tại Cục Hải quan tỉnh/thành phố, Tổ tư vấn hải quan – doanh nghiệp chịu trách nhiệm tham vấn cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan;
Chỉ định đầu mối liên lạc giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp và các bên liên quan. Công bố công khai địa chỉ liên lạc của mỗi bên, thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin.
Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch tham vấn và nội dung tham vấn. Tổ chức các hoạt động theo kế hoạch thống nhất và linh hoạt theo nhu cầu thực tế.
Thiết lập kênh thông tin phản hồi kết quả tham vấn cho các bên liên quan dưới hình thức báo cáo tham vấn và thông tin qua đường công văn, email, internet...
Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc tổng hợp, phân tích, sàng lọc thông tin từ doanh nghiệp thành viên; trong việc kiến nghị, đề xuất các giải pháp tổng hợp; trong việc chủ động lập kế hoạch tham vấn với cơ quan Hải quan.