【lich ban ket c1】Người làm chính sách thuế: Những áp lực cần sự sẻ chia
Thu thuế nghĩa là “thu của dân để đem lại lợi ích cho nhân dân”,ườilàmchínhsáchthuếNhữngáplựccầnsựsẻlich ban ket c1 nhưng người làm chính sách thuế luôn ở vào thế khó khi vừa phải tạo tỷ lệ động viên hợp lý vào ngân sách, đáp ứng các nhu cầu chi, vừa phải khoan thư sức dân, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp (DN).
Nỗi niềm khó sẻ chia
Không phải lúc nào công việc của những người làm chính sách thuế cũng nhận được sự đồng cảm, sẻ chia từ phía dư luận. Trước mỗi quyết sách, đặc biệt những quyết định tăng thuế, phí, cơ quan đảm nhận công tác này của Bộ Tài chính phải cân nhắc, rà soát rất kỹ, nhất là những tác động đa chiều đến kinh tế vĩ mô cũng như người dân và DN. Người làm chính sách thuế phải giải “bài toán khó” khi vừa phải thu đầy đủ, kịp thời về ngân sách vừa tạo điều kiện cho người dân và DN phát triển sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu. Một cán bộ gắn bó hơn 20 năm với ngành Thuế đã trải lòng khi cho rằng, “có rất nhiều vấn đề khi đưa ra một đề xuất hay chính sách mới, nhưng chúng tôi luôn đặt mục tiêu công khai, minh bạch lên hàng đầu”.
Mỗi một quốc gia, muốn phát triển kinh tế thì điều đầu tiên phải tạo lập được nguồn lực, thông qua chính sách động viên ngân sách nhà nước (NSNN). Chính sách động viên NSNN là đòn bẩy phát triển kinh tế, song nó cũng có thể trở thành vật cản tiến trình phát triển, gây lãng phí nguồn lực nếu chính sách đó không phù hợp, đi ngược với thông lệ quốc tế.
Để đáp ứng các khoản chi tiêu cho NSNN, đồng thời tạo động lực khuyến khích sản xuất, kinh doanh, khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, cần phải có quan điểm động viên đúng đắn, nhất quán về chính sách thu. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng hệ thống chính sách pháp luật thuế nhằm hướng tới phát triển bền vững. Với ý nghĩa đó, những người làm công tác xây dựng chính sách thuế rất cần sự chia sẻ của dư luận xã hội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, để chính sách thuế mang đúng ý nghĩa là “ích nước, lợi nhà”.
Nói như vậy, bởi có thời điểm Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế đã có nhiều ý kiến phản biện, thậm chí có cả những chỉ trích mang đến tâm lý ưu tư cho những người “đứng mũi chịu sào” làm chính sách. Dự kiến tăng mức bình quân thuế Giá trị gia tăng (GTGT) không nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, đến thời điểm này không thể trì hoãn thêm nữa để bắt tay vào cải cách mạnh mẽ hơn hệ thống thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó cần thiết phải tái cơ cấu nguồn thu ngân sách. Bộ Tài chính đề xuất 1 luật sửa 5 luật (sắp tới bổ sung thêm sửa Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu) cho thấy có rất nhiều chính sách cần phải sửa đổi, bổ sung, trong đó có nhiều quy định giảm thuế cho DN nhỏ và vừa, ưu đãi giãn cách bậc thuế thu nhập cá nhân, giảm nhẹ quy định về thủ tục để tạo điều kiện tốt hơn cho DN, sắp xếp lại thuế GTGT phù hợp với thực tiễn trong đó tham khảo phù hợp thông lệ quốc tế…
Bởi trên thực tế, trong bối cảnh nợ công tăng cao, tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển đều có xu hướng cơ cấu lại thu NSNN theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu. Khi so sánh thuế suất của một số sắc thuế cơ bản, các quy định của Việt Nam cũng ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, các sắc thuế trực thu của Việt Nam đang thấp và giảm dần, ví dụ thuế Thu nhập DN (TNDN), khi mới có luật áp dụng thuế suất phổ thông 32%, sau đó giảm xuống 28%, 25%, 22% và từ 2016 còn 20%.
Không ngần ngại giảm phí, lệ phí
Trong bối cảnh nguồn thu ngân sách còn nhiều khó khăn, nhưng để tạo điều kiện hơn nữa cho DN, Bộ Tài chính đã không ngần ngại ban hành một loạt thông tư giảm nhiều mức phí liên quan đến chi phí của DN, được người dân và dư luận đánh giá cao.
Theo đó, Bộ Tài chính đã quyết định không thu 6 khoản phí và 4 khoản lệ phí, đồng thời, giảm mức thu đối với 31 khoản phí và 1 khoản lệ phí, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, tiết giảm chi phí và tạo thuận lợi cho DN trong sản xuất, kinh doanh. Ví dụ, việc miễn lệ phí đăng ký kinh doanh và miễn phí cung cấp thông tin DN lần đầu áp dụng cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN, có ý nghĩa quan trọng nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN nhỏ và vừa. Khoảng 1,7 triệu hộ kinh doanh sẽ được hưởng lợi từ chính sách này.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng, không phải lúc nào giảm thuế, phí cũng là một việc làm cần thiết. Bởi vì, một số tổ chức quốc tế có uy tín đã lưu ý Việt Nam cần rà soát và điều chỉnh hợp lý các quy định ưu đãi thuế, tránh ưu đãi không phù hợp, gây lãng phí nguồn lực. Giảm thuế, phí cũng cần đảm bảo công khai, minh bạch và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các DN mà không làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh chung của Việt Nam.
Vừa qua, tại Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng, cần hạn chế tối đa lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế. Trong trường hợp cần thiết nên áp dụng chính sách chi ngân sách hỗ trợ trực tiếp thay vì miễn giảm thuế. Do đó, cơ quan quản lý cần cân nhắc khi tính toán các chính sách thu, bởi miễn giảm thuế làm giảm thu ngân sách. Về lâu dài, một chính sách thuế bền vững là phải thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo sự ổn định nguồn thu cho NSNN, đảm bảo tính minh bạch, công bằng, phù hợp thông lệ quốc tế.
Đúng hướng trong tái cơ cấu thu ngân sách
Cải cách đồng bộ hệ thống thuế, phù hợp định hướng tái cơ cấu NSNN và xu hướng hội nhập là một trong những mục tiêu ưu tiên trong điều hành của Bộ Tài chính.
Tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã khẳng định, Việt Nam đang đi đúng hướng trong quá trình tái cơ cấu ngân sách, trong đó có cơ cấu lại nguồn thu. Đây là xu hướng tất yếu trong bối cảnh tỷ lệ huy động vào ngân sách ngày càng thu hẹp, thu thuế XNK giảm do hội nhập, trong khi nhu cầu chi không giảm.
Thời gian qua, chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp miễn, giảm, giãn thuế nhanh và mạnh hơn so với lộ trình đã dự kiến nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, nuôi dưỡng nguồn thu. Việc điều chỉnh chính sách này cộng với sự sụt giảm nhanh thu từ dầu thô và thuế XNK đã khiến tỷ lệ huy động NSNN từ thuế, phí có xu hướng giảm nhanh gây khó khăn cho cân đối NSNN.
Theo dự toán năm 2018, tỷ lệ huy động NSNN từ thuế, phí là 19,7% GDP, giảm so với năm 2017 (20,1% GDP) và không đạt mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2016 - 2020 là tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 21% - 22% GDP. Trong khi đó, tỷ trọng từ thu thuế XNK cũng giảm từ mức 21,6% năm 2011 xuống 15,7% năm 2016 và dự toán 2017 còn 14,8%. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần thiết phải tái cơ cấu NSNN, trong đó có tái cơ cấu lại nguồn thu; đồng thời cải cách hệ thống chính sách thuế để hình thành một hệ thống thuế với cơ cấu phù hợp, bền vững. Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng thu nội địa, bù đắp hụt thu từ dầu, từ thuế XNK giảm. Thu nội địa trong tổng thu NSNN từ mức 61,5% năm 2011 đến 2015 tăng lên 75% và 79% vào 2016 và dự toán 2017 sẽ chiếm 81,7%.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm cơ cấu lại nguồn thu NSNN. Trong đó: Thứ nhất, phấn đấu thu từ thuế, phí không thấp hơn 21 - 22% GDP. Đến năm 2020, quy mô thu NSNN (về số tuyệt đối) tăng gấp 1,5 - 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Điều chỉnh hợp lý tỷ trọng giữa thuế gián thu và thuế trực thu. Thứ hai, tăng cường số thu nội địa, bảo đảm tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2011-2015; tỷ trọng thu nội địa đạt khoảng 84 - 85% tổng thu NSNN để bù đắp cho số thu XNK và thu từ dầu thô có xu hướng giảm dần. Thứ ba, cần xem xét một số luật thuế đã được ban hành, nhằm cải cách, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu… |
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Vụ xe tải chở đất ‘xé rào' vào cao tốc, sa thải nhân viên nhận tiền để mở lối
- ·Bộ trưởng TN&MT: Chuyển cơ quan điều tra sai phạm nối tiếp sai phạm khai thác mỏ
- ·Tin lời 'bạn trai' ngoại quốc, người phụ nữ ở Đồng Nai suýt mất 180 triệu đồng
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Nhiều tuyến đường TPHCM kẹt cứng, nghìn người 'ngộp thở' đi làm sáng đầu tuần
- ·Công an đã xác định được cô gái lái ô tô tông vào đuôi xế hộp của đối phương
- ·Loạt nhà trọ quây kín thép gai, lồng sắt gần hiện trường vụ cháy ở Trung Kính
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- · Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Đại biểu 'truy' Bộ trưởng việc quản lý livestream bán hàng thu trăm tỷ mỗi ngày
- ·Liên tiếp 2 trường hợp biến chứng, hoại tử sau căng da mặt bằng chỉ
- ·Điều tra bổ sung vụ nữ đại gia Vũng Tàu cho vay lãi nặng và rửa tiền
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Vụ bé trai bị bỏ quên trên ô tô ở Thái Bình: Trường học đưa đón trẻ kiểu chắp vá
- ·Đề nghị bổ sung chế độ xe dẫn đường với 4 chức danh nguyên lãnh đạo chủ chốt
- ·Xử phạt nam thanh niên người New Zealand vẽ bậy ở Quận 1
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Loạt nhà trọ quây kín thép gai, lồng sắt gần hiện trường vụ cháy ở Trung Kính