【lễ bốc thăm c2】Thực hiện các FTA: Đừng để rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam được hưởng lợi rất ít từ các hiệp định thương mại đã ký kết trong thời gian qua,ựchiệncácFTAĐừngđểrơivàotaycácdoanhnghiệpnướcngoàlễ bốc thăm c2 nhận định của ông về vấn đề này như thế nào?
Việc ký kết các hiệp định thương mại mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam, bao gồm sự tăng trưởng về GDP, tăng trưởng về xuất nhập khẩu, đồng thời còn tạo áp lực về cải cách trong nội bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, nhìn lại một số năm vừa qua, sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khi Việt Nam chuẩn bị ký kết một số hiệp định thương mại mới, thực tế cho thấy có sự phân hóa về sự phát triển giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Sự tăng trưởng rất mạnh mẽ của các DN có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy họ có một chiến lược rất rõ ràng, bài bản và họ muốn tận dụng các lợi thế của các hiệp định thương mại. Còn đối với các DN Việt Nam, có một số DN lớn bắt đầu có những định hướng và tận dụng những thế mạnh này, nhưng đa phần các DN vừa và nhỏ không có sự chuẩn bị kỹ càng. Tôi nghĩ sự thiếu chuẩn bị này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó đầu tiên là do nguồn lực về vốn của họ không đủ, không tiếp cận được các thông tin về các hiệp định, cùng với đó là hạn chế trong đầu tư về công nghệ...
Riêng với các hiệp định thương mại đã ký kết với các nước ASEAN, hiện kim ngạch xuất khẩu đang thấp hơn rất nhiều so với kim ngạch nhập khẩu, theo ông đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Khi cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực từ tháng 31-12-2015, thực tế rất nhiều quốc gia đã nhìn thấy thị trường Việt Nam là một thị trường trọng điểm về tiêu thụ hàng hóa. Với dân số hơn 90 triệu dân, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng so với những thị trường khác trong khu vực với đa phần dân số già. Đặc điểm này sẽ dẫn tới tình trạng nhập khẩu hàng hóa nhiều trong thời gian qua và cả thời gian sắp tới.
Bên cạnh đó, theo tôi xu hướng xuất khẩu của Việt Nam cũng thay đổi trong tương lai, bởi một số DN trong khu vực ASEAN sẽ chọn Việt Nam để sản xuất và cung cấp hàng hóa cho khu vực ASEAN. Quá trình từ lúc các DN này đầu tư vào Việt Nam đến lúc xuất khẩu và bán hàng cho các thị trường khác sẽ cần có một giai đoạn để đầu tư và mở rộng sản xuất. Do đó tôi nghĩ trong thời gian vài năm sắp tới, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được đẩy mạnh lên để bán hàng cho các thị trường trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, trong bối cảnh như vậy, đa phần vẫn là các DN FDI được hưởng lợi nhiều nhất, bởi vì họ tận dụng được lợi thế về nhân công giá rẻ, các ưu đãi về chính sách thuế, ưu đãi về chính sách của nhà nước đối với các DN FDI.
Vậy các DN cần làm gì trong bối cảnh này, thưa ông?
Rất nhiều DN vừa và nhỏ hiện nay vẫn đang trăn trở với việc tồn tại hàng ngày hơn là nghĩ tới một chặng đường dài hơn để tận dụng tối đa các lợi thế của các hiệp định thương mại. |
Nhà nước cũng cần định hình rõ ràng chiến lược của Việt Nam để tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại trong ASEAN, sau đó các DN có kế hoạch cụ thể để tận dụng lợi thế. Do đó, vấn đề cung cấp thông tin về thị trường, giúp các DN nắm rõ các thông tin về thị trường trong khu vực ASEAN để nắm bắt lợi thế là điều rất quan trọng. Khi tiếp xúc với các DN, tôi nhận thấy đa phần họ đều rất ngần ngại khi đi ra thị trường nước ngoài. Họ vẫn đánh giá thị trường Việt Nam là rất tiềm năng và muốn tập trung thị trường này. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải lưu ý rằng, ngoài việc bảo vệ sân nhà chúng ta cũng cần mở rộng thị trường để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng với các nước khác.
Dự báo về thời gian sắp tới, những biến động nào từ thị trường thế giới sẽ tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam và các DN Việt Nam, thưa ông?
Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu vào nền kinh tế thế giới nên bất kỳ biến động nào cũng sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ chịu tác động rất nặng bởi Trung Quốc, nếu nền kinh tế Trung Quốc có bị sốc hoặc bị giảm tốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nặng tới Việt Nam. Kết quả bầu cử của Mỹ cũng sẽ ảnh hưởng rất nặng lên sự phát triển kinh tế Việt Nam bởi đây là một đối tác lớn. Ngay cả sự kiện Brexit, mặc dù Anh chưa phải là đối tác lớn về thương mại của Việt Nam, nhưng nếu trào lưu này tiếp tục mở rộng ra tại các nước khác thuộc EU thì cũng sẽ tác động rất lớn tới Việt Nam, vì EU là đối tác thương mại rất quan trọng của ta.
Trong bối cảnh này chúng ta sẽ phải rất chủ động và linh hoạt. Và tôi tin Chính phủ cũng rất chủ động trong việc tìm những đàm phán song phương. Trong trường hợp những hiệp định lớn, chẳng hạn TPP, có gặp trở ngại chúng ta sẽ tìm đàm phán song phương để tận dụng được hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/888d296751.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。