【porto đấu với famalicão】Tăng cường kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm

Báo Cà MauCàng giáp Tết, nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm càng tăng so với ngày thường. Chuyện mua bán, vận chuyển, giết mổ vì thế cũng nóng lên. Ngành chức năng dự báo lượng thịt dịp Tết này phụ thuộc không nhỏ vào nguồn cung bên ngoài.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau Quách Minh Quốc cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang được kiểm soát tốt, không xảy ra dịch. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, phong trào nuôi tái đàn phục vụ cho thị trường cuối năm tăng mạnh, các hoạt động mua, bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm khó kiểm soát như hiện nay, nên nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát và lây lan rất cao.

Theo bản đồ giám sát dịch bệnh trong 10 năm qua, năm nào dịch cúm gia cầm cũng tái bùng phát vào dịp trước, sau Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Nhưng với nhiều biện pháp, tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được thực hiện thường xuyên, đợt dịch trước và sau Tết Dương lịch năm nay không xảy ra.

Mua, bán gia cầm tràn lan, khó kiểm soát tại các chợ, nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Còn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, nhu cầu thịt gia súc, gia cầm tăng gấp đôi so với ngày thường, trong đó trên 50% lượng thịt phải nhập tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 2 trạm kiểm dịch động vật chốt chặn Quốc lộ 1, đoạn xã Tắc Vân và quản lộ Phụng Hiệp, đoạn phường Tân Xuyên, còn lại đường sông và đường Xuyên Á không có trạm kiểm dịch. Ông Quách Minh Quốc lo lắng: "Công tác kiểm soát mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm đầu vào trong dịp Tết gặp nhiều khó khăn".

Huyện Trần Văn Thời là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất tỉnh, với 1.422.800 con. Và đây cũng là địa phương trong năm 2016 đã xảy ra ổ dịch cúm trên đàn gia cầm, tại xã Khánh Bình Ðông và ổ dịch heo tai xanh, tại thị trấn Sông Ðốc, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi.

Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Trần Văn Thời Nguyễn Lê Nhật Trường cho biết: "Thời điểm cận Tết, tình hình vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm có chiều hướng tăng mạnh, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm luôn được địa phương quan tâm hàng đầu. Bên cạnh việc bao vây tiêu độc khử trùng ổ dịch, việc tiêu độc tại các chợ trung tâm cũng là yếu tố quan trọng để cắt đứt nguồn lây nhiễm tại các chợ về ngược lại hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, do tập quán của người dân chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu các biện pháp an toàn sinh học và không thực hiện công tác tiêm phòng định kỳ, nên hằng năm dịch cúm gia cầm thường tái bùng phát trở lại, dù cho địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh".

Anh Nguyễn Văn Võ, người bán gia cầm sống tại chợ Phường 8, TP Cà Mau, cho biết, gia đình làm nghề bán gia cầm sống từ nhiều năm nay. Vào tháng Chạp, trung bình mỗi ngày bán được khoảng 50-60 con, cao hơn gấp đôi so với ngày thường.

Chị Bùi Thị Thu, Phường 5, TP Cà Mau, cho biết, vào những ngày Tết, ngoài thịt heo, gia đình mua 1-2 con gà sống nhốt ở nhà, biết là không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng do ai cũng thích ăn đồ tươi nên chị vẫn mua. Thực tế, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm bán trong siêu thị tuy có ghi nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ nhưng là hàng đông lạnh nên tâm lý người tiêu dùng vẫn chưa chấp nhận mua để sử dụng.

Diễn biến thời tiết như hiện nay, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh, phát tán. Ðây cũng là thời điểm người nuôi đầu tư tái đàn với quy mô lớn để phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm. Ông Quách Minh Quốc nói, các địa phương, người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bên cạnh việc lựa chọn con giống đủ tiêu chuẩn, bảo đảm sạch bệnh, bà con cần tiêm phòng vắc-xin đầy đủ; đảm bảo nguồn thức ăn, giữ vệ sinh chuồng nuôi. Ðặc biệt, khi vật nuôi có biểu hiện bỏ ăn, sốt, người dân không được tự ý chữa trị hoặc bán, mà phải báo với nhân viên thú y địa phương để có biện pháp xử lý, tránh lây lan dịch bệnh./.

Theo thông báo ngày 4/1/2017 của Cục Thú y - Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước không có dịch cúm gia cầm, nhưng do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Từ nay đến Tết không còn dài, nhu cầu về các loại gia cầm tăng cao nên các địa phương cần chủ động phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm.

Bài và ảnh: Trung Ðỉnh

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
下一篇:Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"