Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2021,ănghạnmứcbảohiểmtiềngửiđểbảovệngườigửitiềntốthơcâu lạc bộ al nasr thay thế Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm 75 triệu đồng được áp dụng từ ngày 5/8/2017. Hạn mức bảo hiểm tiền gửi được điều chỉnh định kỳ phù hợp với điều kiện Việt Nam Theo Khoản 1 Điều 24 Luật BHTG, hạn mức bảo hiểm tiền gửi là số tiền tối đa mà tổ chức BHTG trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Luật không quy định một hạn mức “cứng” mà giao Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Điều này bảo đảm việc điều chỉnh linh hoạt hạn mức BHTG khi cần thiết để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, mức sống của người dân trong từng thời kỳ, qua đó đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Cụ thể, trong những năm đầu chính sách BHTG được triển khai tại Việt Nam, hạn mức BHTG (bao gồm cả gốc lẫn lãi) của một cá nhân tối đa là 30 triệu đồng, thực hiện từ năm 1999. Đến năm 2005, hạn mức này được điều chỉnh lên 50 triệu đồng và được duy trì tới 12 năm. Đến ngày 5/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng. Từ thông lệ quốc tế và thực tế Việt Nam cho thấy, hạn mức BHTG 75 triệu đồng không còn phù hợp với 3 cơ sở xác định hạn mức BHTG cho mỗi quốc gia tại Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả (2014) và hướng dẫn của IADI. Cụ thể: Thứ nhất,tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ/tổng số người gửi tiền được bảo hiểm ở Việt Nam đang là 87,72%, thấp hơn so với mức khuyến nghị 90% - 95% của IADI. Nếu nâng mức BHTG lên 125 triệu đồng, gấp 2 lần GDP bình quân đầu người thì tỷ lệ này mới tăng lên mức 90,94%, nằm trong khoảng khuyến nghị của IADI. Thứ hai,cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, năng lực tài chính của BHTG Việt Nam cũng gia tăng đáng kể. Đến 30/9/2021, quỹ dự phòng nghiệp vụ (thể hiện khả năng chi trả của BHTG Việt Nam theo quy định của Luật BHTG) đạt 73,6 nghìn tỷ đồng tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là nền tảng quan trọng giúp BHTG Việt Nam có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế; cũng như tham gia có hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính. Thứ ba,kinh tế vĩ mô của Việt Nam được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế dự báo tiếp tục khả quan. GDP bình quân đầu người danh nghĩa (chưa tính đến yếu tố lạm phát) của Việt Nam tăng trưởng tốt, năm 2020 đạt tương đương 2.750 USD. Như vậy, với triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung hạn của Việt Nam và sự gia tăng đáng kể về năng lực tài chính của BHTG Việt Nam, việc điều chỉnh tăng hạn mức BHTG lên 125 triệu đồng là hoàn toàn phù hợp và cần thiết để bảo vệ tốt hơn cho người gửi tiền theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với hệ thống các TCTD, tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động an toàn, hiệu quả.
Người gửi tiền đang được bảo vệ không chỉ bằng hạn mức bảo hiểm tiền gửi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang quyết liệt triển khai tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Quan điểm, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình này là phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, không gây đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát. Việc tăng hạn mức BHTG nâng cao mức độ bảo vệ người gửi tiền, song cũng đặt lên vai tổ chức BHTG một áp lực nhất định khi phí BHTG không điều chỉnh tăng theo. Nâng hạn mức trả tiền BHTG song không tăng phí BHTG đòi hỏi BHTG Việt Nam phải quản lý, đầu tư nguồn vốn một cách an toàn, hiệu quả, đảm bảo thanh khoản tốt để luôn sẵn sàng bảo vệ người gửi tiền. Cũng cần nói thêm, không phải tới khi chi trả tiền BHTG, BHTG Việt Nam mới bảo vệ người gửi tiền. Chi trả được coi là biện pháp cuối cùng khi tổ chức tham gia BHTG đã được kiểm soát đặc biệt, được hỗ trợ phục hồi mà không thể quay trở lại hoạt động bình thường. BHTG Việt Nam cho biết, tổ chức này đang đang bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền tại 1.283 tổ chức tham gia BHTG (bao gồm 97 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô). Trong suốt quá trình thành lập, hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, BHTGVN luôn theo sát, cấp Chứng nhận tham gia BHTG ngay từ khi TCTD đó thành lập, kiểm tra tại chỗ theo kế hoạch đối với các tổ chức tham gia BHTG, triển khai kiểm tra một số tổ chức tham gia BHTG theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giám sát từ xa đối với 100% tổ chức tham gia BHTG. Khi phát hiện các vấn đề sai sót, tồn tại cũng như các rủi ro, yếu kém, BHTG Việt Nam báo cáo Ngân hàng Nhà nước để kịp thời chấn chỉnh, xử lý. Khi tổ chức BHTG gặp vấn đề và được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, BHTG Việt Nam cử nhân sự tham gia ban kiểm soát đặc biệt theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. BHTG Việt Nam cũng thực hiện cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, bị kiểm soát đặc biệt mà đe dọa đến sự ổn định hệ thống, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tài chính và hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt. BHTG Việt Nam tham gia xây dựng và đánh giá phương án phục hồi đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên cơ sở phối hợp với ban kiểm soát đặc biệt và Ngân hàng Hợp tác xã. Những nhiệm vụ này góp phần giúp phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ tổ chức tham gia BHTG gây thiệt hại cho người gửi tiền và bất ổn về kinh tế, xã hội./. |