【đội hình werder bremen gặp leverkusen】Đào tạo 9.000 tiến sĩ: Cần đánh giá lại hiệu quả
Dự kiến dành 12.000 tỷ đồng để đào tạo 7.500 giảng viên có trình độ tiến sĩ,ĐàotạotiếnsĩCầnđánhgiálạihiệuquảđội hình werder bremen gặp leverkusen thu hút thêm 1.500 tiến sĩ các nơi đến giảng dạy ở các trường trường ĐH; đồng thời bồi dưỡng cho giảng viên và cán bộ quản lý các trường ĐH đạt chuẩn... đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Vấn đề đặt ra là đào tạo, thu hút người có trình độ cao giảng dạy ở các trường ĐH như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?. Nên giao việc đào tạo tiến sĩ cho từng ngành, địa phương Ông Ngọ Duy Hiểu, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội đồng ý với việc Bộ GD-ĐT tăng cường nâng cao trình độ giảng viên đạt trình độ tiến sĩ. Tuy nhiên, trước khi đưa ra dự thảo đề án đào tạo tiến sĩ mới, Bộ GD-ĐT cần đánh giá lại hiệu quả đào tạo tiến sĩ trong thời gian qua như thế nào để định hình cách thức đào tạo, thút hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới sát thực hơn. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, thay vì đào tạo tràn lan như hiện nay thì Chính phủ hãy cho từng ngành và địa phương đề xuất số lượng đào tạo là bao nhiêu người dựa trên nhu cầu thực tế, sát thực hơn. Ví dụ như thủ đô Hà Nội hay TP HCM đang rất cần nhiều tiến sĩ am hiểu quản lý đô thị, thành phố thông minh. Các địa phương khác có thể là nhu cầu tiến sĩ hiểu biết về nông-lâm nghiệp, thủy sản... Dựa trên nhu cầu thực tế, Bộ GD-ĐT sẽ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho từng ngành, địa phương một cách hiệu quả nhất. Ông Ngọ Duy Hiểu, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội Nước ta có rất nhiều tiến sĩ nhưng có một thực tế là chúng ta đang thiếu các nhà khoa học “đứng mũi chịu sào” trên các lĩnh vực để giải quyết các vấn đề dân sinh. Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng nguồn giống cây con, cây trồng còn đang rất hạn chế, ít cho năng suất chất lượng để đảm bảo cạnh tranh so với các nước khác. Ngoài ra, hiện nay, chúng ta có một lực lượng tiến sĩ làm việc trong lĩnh vực cơ khí nhưng việc chế tạo máy móc của nước ta còn hạn chế. Trước những bất cập trên, theo ông Ngọ Duy Hiểu, ngành Giáo dục và các Bộ, ngành, địa phương không nên đặt vấn đề thiếu số lượng tiến sĩ mà nên tập trung đầu tư cho những nhà khoa học có trình độ cao nghiên cứu, sáng tạo những lĩnh vực mà nước ta còn hạn chế, giải quyết được các vấn đề dân sinh. Ngoài ra, cần xem xét sử dụng nguồn nhân lực tiến sĩ hiện tại như thế nào cho hiệu quả nhất để họ phát huy được năng lực, sở trường của mình. Thu hút tiến sĩ chất lượng cao giảng dạy ở trường ĐH bằng cách nào? Hiện nay, cả nước có hơn 24.000 tiến sĩ nhưng chỉ có trên 16.500 người là giảng viên ở các trường ĐH. Để thu hút người có trình độ cao vào giảng dạy ở các trường ĐH, ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, so với các nước trên thế giới đúng là hiện nay, Việt Nam có số lượng tiến sĩ không trực tiếp giảng dạy ở các trường ĐH, học viện tương đối lớn. Số lượng này đang làm việc ở các khu vực quản lý hành chính, cơ quan Đảng, đoàn thể... Bất cập này khiến các cơ quan, ban ngành cần có định hướng chuyển dần và nhiều hơn số lượng tiến sĩ đang làm việc ở những cơ quan trên sang giảng dạy ở các trường ĐH. Trong định hướng phát triển giáo dục thời gian tới, Chính phủ chỉ nên ưu tiên dành kinh phí cho việc đào tạo giảng viên đạt trình độ tiến sĩ và phát triển cán bộ nghiên cứu khoa học. Còn khu vực quản lý, hành chính thì cần theo hướng không khuyến khích tăng. Đối với lĩnh vực này, chúng ta chỉ cần những người có lý luận tốt và thực hành giỏi để họ nâng cao năng lực làm việc tốt hơn thuần túy là dựa trên tấm bằng tiến sĩ. Có ý kiến cho rằng, vì thực hiện luân chuyển cán bộ nên có những nhà nghiên cứu giỏi lại chuyển sang làm quản lý Nhà nước khi chuyên môn đạt độ chín muồi. Như vậy sẽ lãng phí nguồn lực chất lượng có chuyên môn cao để sáng tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học thiết thực cho đất nước. Phản bác lại thông tin trên, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, chuyên viên cao cấp của Bộ GD-ĐT cho rằng, thực tế là hiện nay số lượng tiến sĩ, nhà khoa học giỏi làm việc ở các trường ĐH, học viện chuyển sang làm quản lý Nhà nước khi chuyên môn đạt độ chín muồi không nhiều. Những nhà khoa học, nghiên cứu giỏi chuyển sang quản lý Nhà nước thực tế là di chuyển công tác sang đơn vị khác chứ không phải luân chuyển. Thực tế hiện nay là nhiều người có học hàm, học vị cao say mê nghiên cứu khoa học chân chính, thích phản biện thẳng thắn, muốn cống hiến cho khoa học công nghệ và đào tạo nhân tài thì chưa hẳn là thích chuyển sang làm công tác quản lý Nhà nước. Kinh nghiệm thực tế cho thấy những giảng viên xuất sắc có trình độ tiến sĩ khi về cơ quan quản lý nhà nước nếu có điều kiện sẽ rất phát triển do họ có năng lực tư duy, phương pháp tiếp cận xử lý vấn đề, ngoại ngữ tốt, đặc biệt khả năng tự học sẽ giúp nhiều cho cơ quan quản lý. Tuy nhiên, có một nghịch lý là chính sách thu hút họ thực sự chuyên tâm cho nghiên cứu khoa học, mang lại những công trình thiết thực phục vụ cho lợi ích của đất nước còn hạn chế. Nếu không có chính sách kịp thời thì nước ta sẽ kéo dài tình trạng “chảy máu chất xám”. Ví dụ cơ chế tài chính đầu tư cho các nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học ở trong nước còn eo hẹp. Hiện nay, mỗi nghiên cứu sinh chỉ được hỗ trợ khoảng 10 đến 16 triệu đồng/người tùy theo ngành nghề nghiên cứu trong khi mức lương của chỉ có 5-7 triệu đồng/tháng mà họ lại phải bỏ thêm chi phí để học tập, nghiên cứu thì rất khó có thể chuyên tâm vào nghiên cứu một cách đạt chất lượng. Đề cập tới việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao giảng dạy cũng như tham gia nghiên cứu khoa học, ông Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, chính sách tài chính “rót” vào cơ sở đào tạo ĐH, học viện phải thay đổi. Theo đó, Nhà nước phải tăng kinh phí đào tạo nghiên cứu sinh không phải như vài chục triệu/người nữa mà có thể lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ như đầu tư đưa nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài. Song song với đó, Bộ GD-ĐT cần rà soát lại chất lượng đào tạo ở các trường ĐH, học viện đào tạo tiến sĩ bằng sự kiểm định khách quan. Những nơi nào đào tạo thực sự chất lượng thì mới cho giảng dạy. Mặt khác, đội ngũ giảng viên có học hàm như giáo sư, phó giáo sư cũng cần phải được kiểm duyệt. Người nào có trình độ, kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục mới và chưa thực sự vì học thuật thì có thể tước học hàm. TheoVOV
相关推荐
-
Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
-
National Assembly discusses identification law, passes vote of confidence results
-
Party official pays working visit to RoK to seek closer ties
-
Việt Nam chairs discussion of ESCAP committee on macroeconomic policy
-
Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
-
ASEAN, RoK seeking to upgrade ties Comprehensive Strategic Partnership
- 最近发表
-
- Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- NA discusses socio
- Prime Minister requests strict management on auctions for granting mineral mining rights
- Việt Nam, int'l community call on US to end embargo on Cuba
- Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- National Assembly discusses water security, extending Long Thành Airport project
- Prime Minister receives Governor of Japan’s Gunma prefecture
- Party official highlights relationship with China in Việt Nam's foreign policy
- Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- NA kicks off Q&A session, focusing on social housing package
- 随机阅读
-
- Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- NA discusses socio
- NA discusses amendment to Land Law
- National Assembly pushing for sustainable poverty reduction
- Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- President receives delegates to 27th ASEAN Federation of Cardiology Congress
- UK committed to help de
- Digital transformation helps prevent petty corruption: public security minister
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Việt Nam, Thailand aim for $25 billion in trade turnover
- High tech cooperation to be new focus in Việt Nam
- Vietnamese President to attend APEC Summit in San Francisco: Foreign ministry
- Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- Vietnamese leaders pay tribute to former Chinese Premier in Hà Nội
- PM hosts UN Resident Coordinator in Việt Nam
- Việt Nam ready to help connect EU with Southeast Asian region: Deputy PM
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- Việt Nam, eyes stronger cooperation with US in trade, sci
- Việt Nam calls for political will, int’l action to respond to sea
- PM chairs welcome ceremony for Dutch counterpart
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
- Đầm Dơi thực hiện đạt 17/17 chỉ tiêu kinh tế
- 75 năm rạng ngời truyền thống Bộ đội Cụ Hồ
- Rôbốt dạy ngoại ngữ
- Chủ tịch TP.HCM yêu cầu 'đảm bảo an ninh tuyệt đối' sau vụ 2 bé gái bị bắt cóc
- Lương tăng nhưng không điều chỉnh thuế thu nhập, giảm trừ gia cảnh sẽ gây âu lo
- Nga bố trí thêm một trung đoàn Su
- Đề xuất phạt gần 1 tỷ đồng chủ phương tiện 3 lần vi phạm vùng biển nước ngoài
- PM Chính to attend upcoming ASEAN Summit
- Việt Nam and Cambodia agree to promote land border gate cooperation