【ty so va ty le 2 in 1 bong da chau a】Kiểm soát chặt, chủ động phòng Covid

时间:2025-01-10 17:24:18 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Sau 4 đợt bùng phát của dịch bệnh Covid-19, Cà Mau cũng như các địa phương khác trong cả nước đã chủ động, triển khai nhiều giải pháp kiểm soát, chốt chặn nhằm đảm bảo tối thiểu tình hình dịch bệnh xảy ra. Thành công bước đầu ngoài sự nỗ lực, linh hoạt của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh,... còn là sự chung lòng của các cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Để thông tin rõ hơn về “cuộc chiến” chống dịch ở Cà Mau, Phóng viên Báo Cà Mau phỏng vấn ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 xung quanh vấn đề này.
- Xin ông cho biết tình hình cụ thể trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Cà Mau hiện nay như: Huy động lực lượng tham gia chốt chặn, kiểm soát cả đường bộ, đường thủy lẫn đường biển, đường hàng không? Và cụ thể các tuyến phòng dịch ven các vùng giáp ranh?
Ông Trần Hồng Quân: Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là tình hình trong nước. Đến nay, nước ta đã qua 4 làn sóng dịch với 11.794 người mắc, 61 trường hợp tử vong và dịch bệnh chưa dừng lại.
Nguy cơ dịch bệnh Covid-19 tại Cà Mau là rất lớn, đặc biệt nguồn xâm nhập dịch bệnh từ những người đến/về Cà Mau tại các tỉnh, thành phố có dịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Hòa Trung Ảnh: Hồng Nhung

Để kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập các chốt chặn kiểm soát dịch đường bộ tại các cửa ngõ vào tỉnh Cà Mau như: Tuyến đường Quốc lộ 1, đường Xuyên Á, Quốc lộ 63, Quản lộ Phụng Hiệp. Ngoài ra, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã thành lập các chốt kiểm soát trên biển đối với người nhập cảnh trái phép; các địa phương trong tỉnh triển khai nhiều chốt chặn giám sát người về qua các lối mòn nhỏ; bến tàu thủy, bến phà nội địa. Tổng số chốt kiểm soát dịch đường bộ là 18 chốt, 1 chốt kiểm soát tại Cảng Hàng không Cà Mau, 25 chốt do Bộ đội Biên phòng thiết lập, 10 chốt tại các bến tàu, bến xe.Lực lượng tham gia tại các chốt bao gồm: Nhân viên y tế, công an, quân đội, tình nguyện viên. Tại các chốt bố trí ca, kíp làm việc xuyên suốt 24/24 với nhiệm vụ: Yêu cầu người đến/về Cà Mau phải khai báo y tế; lập danh sách người về từ ngoài tỉnh và thông báo đến nơi cư trú; đo thân nhiệt; tuyên truyền nhắc nhở thực hiện 5K. Khi phát hiện người có yếu tố dịch tễ liên quan hoặc có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ tiến hành các biện pháp can thiệp cần thiết theo quy định. Chỉ tính riêng từ ngày 11/5/2021 đến nay, qua các chốt chặn đã ghi nhận 164.073 người về tỉnh, 44 trường hợp đã ra quyết định đưa vào cách ly tập trung, chưa có trường hợp đưa vào cơ sở khám chữa bệnh điều trị, 9.197 trường hợp cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân kiểm tra chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên tuyến Quốc lộ 1 Ảnh: Hồng Nhung

- Song hành với công tác kiểm soát, chốt chặn vùng biên, vùng giáp ranh thì việc phân tuyến xử lý và tiếp nhận cách ly đã được tỉnh thực hiện ra sao? Số lượng cơ sở cách ly? Lượng người đang cách ly tập trung, cách ly tại nhà, lượng mẫu xét nghiệm,…Lực lượng đảm bảo công tác này thế nào, thưa ông?
Ông Trần Hồng Quân: Cùng với việc giám sát y tế người từ địa phương khác về tỉnh Cà Mau, Ban Chỉ đạo tỉnh đã tiến hành xây dựng các khu cách ly tập trung để sẵn sàng tiếp nhận cách ly phòng, chống dịch Covid-19 đối với các đối tượng F1. Trước đây đã bố trí 10 cơ sở bao gồm tại: Trung đoàn Bộ binh 896 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau và các huyện với tổng số 700 giường cách ly. Các cơ sở trên đã chuẩn bị đủ điều kiện về cơ sở vật cất, phương tiện và phân công nhân lực gồm: Nhân viên Y tế, Quân sự, Công an đảm trách và sẵn sàng phục vụ. Hiện nay, đứng trước nguy cơ dịch bệnh lan rộng, ngoài việc mở rộng quy mô các cơ sở hiện có, Ban Chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo xây dựng thêm một số cơ sở mới tại Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Cà Mau, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, Trường Dân tộc Nội trú Cà Mau với tổng số giường cách ly hiện tại là 1.424 giường. Lũy kế từ khi có dịch Covid-19 tại tỉnh Cà Mau đã đưa vào cơ sở các ly tập trung 1.425 trường hợp, bao gồm những người về từ nước ngoài, người về từ vùng dịch, người tiếp xúc người nhiễm Covid-19. Tất cả được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Tổng số xét nghiệm đã thực hiện 4.841 mẫu, có 8 người bệnh được xác định với kết quả xét nghiệm (+) và đưa vào cơ sở điều trị đối với tất cả đều là người nhập cảnh.
Đối với những người tiếp xúc đối tượng F1 và F2 thì cho cách ly hoặc theo dõi sức khỏe tại nhà. Tổng số người được cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà là 13.251 người. Nhóm đối tượng này giao trách nhiệm cho Ban Chỉ đạo xã, phường, thị trấn và Tổ Covid-19 cộng đồng giám thực hiện trong thời gian chấp hành quyết định.
-Xin ông cho biết thêm những quy định cụ thể để người dân hiểu rõ hơn về cách ly tập trung, cách ly tại nhà và xét nghiệm tầm soát Covid-19 như: đối tượng, kinh phí,…và cả những chế tài khi vi phạm?
Ông Trần Hồng Quân:  Như trên đã nêu, cách ly tập trung áp dụng cho đối tượng F1 bao gồm: Người về từ nước ngoài, người về từ vùng có dịch, người tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19. Tất cả những người này được cách ly 21 ngày kể từ khi có quyết định cách ly; trong quá trình cách ly phải tuân thủ đúng quy định của cơ sở cách ly về sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh, thực hiện quy định 5K; hạn chế tối đa tiếp xúc gần với người khác phòng; được kiểm tra thân nhiệt ngày 2 lần vào sáng, chiều và xét nghiệm SARS-CoV-2  3 lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ 14 và ngày thứ 20 kể từ khi được cách ly.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân kiểm tra công tác cách ly tại Trung đoàn bộ binh 986 Ảnh: Hồng Nhung

Đối với người nước ngoài về Việt Nam cách ly sẽ trả toàn bộ chi phí: Vận chuyển, ăn uống sinh hoạt, xét nghiệm (ăn 80.000 đồng/ngày, sinh hoạt 40.000 đồng/ngày). Đối với người trong nước cách ly tập trung chỉ trả tiền ăn 80.000 đồng/ngày, các chi phí khác do ngân sách chi trả. Riêng việc cách ly tại nhà thì người bị cách ly chỉ ở tại nhà trong thời gian 21 ngày, có phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người cùng căn hộ và không được rời khỏi nhà trong thời gian trên. Đối với các trường hợp đặc biệt phải rời khỏi nơi cư trú thì cần có ý kiến cấp có thẩm quyền.
Các trường hợp vi phạm quy định trên sẽ áp dụng Nghị định số 117/2020/NĐ-CP để xử lý. Tùy theo mức độ sẽ có hình thức xử lý cụ thể, nhẹ nhất là phạt tiền cảnh cáo và nặng sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự.
- Đã qua, tỉnh đưa ra xét xử những vụ chống người thi hành công vụ, đưa người nhập cảnh trái phép,…và liên tục phát hiện những trường hợp nhập cảnh trái phép bằng đường biển. Vấn đề này, ông đánh giá như thế nào? Và hướng chỉ đạo cụ thể ra sao?
Ông Trần Hồng Quân:  Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã có một số cá nhân vi phạm đưa người nhập cảnh trái phép bằng đường biển. Chưa có hành vi chống người thi hành công vụ, nhưng việc đưa người nước ngoài vào trái phép thì ngoài vi phạm quy định về xuất nhập cảnh còn mối nguy cơ có thể gây lây lan dịch bệnh Covid-19. UBND tỉnh đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh kết hợp các đơn vị chức năng trong tỉnh tuần tra, kiểm soát. Tổng số trường hợp được phát hiện là 108 người, đã ra quyết định đưa vào các cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19. Đã xử lý khởi tố hình sự 2 vụ tàu cá đưa người nhập cảnh trái phép. Đến nay tình trạng này không còn hoặc còn nhỏ lẻ.
Tình hình dịch đang phức tạp, người lao động của tỉnh Cà Mau ở một số nước láng giềng đang đứng trước nguy cơ mất việc. Vì vậy, dự báo sẽ có nhiều người từ nước ngoài về nước và nhập cảnh trái phép vào tỉnh ta, nhất là các địa phương ven biển. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo lực lượng Biên phòng kết hợp Công an kiểm soát chặt vùng biển để kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng xâm nhập. Bên cạnh đó tỉnh chủ trương phát huy vai trò Tổ Covid-19 cộng đồng, thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát tại địa bàn để nắm bắt thông tin người đến địa bàn và báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo để xử lý truy vết, thực hiện cách ly.
- Hiện Cà Mau đã và đang huy động sức mạnh cộng đồng trong phòng chống dịch. Xin ông cho biết kết quả bước đầu?
Ông Trần Hồng Quân: Với tinh thần quyết tâm cao, không để dịch Covid-19 xảy ra trong cộng đồng, UBND các cấp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp đã triển khai rất nhiều biện pháp và huy động đông đảo các nguồn lực xã hội tham gia. Toàn hệ thống chính trị trong tỉnh ra quân quyết liệt. Từng địa phương, đơn vị, cơ quan, hộ gia đình và cá nhân đều ý thức tốt và nỗ lực cao thực hiện công tác phòng chống Covid-19. Qua 4 làn sóng dịch, trong số 63 tỉnh, thành phố của cả nước, tỉnh Cà Mau nằm trong số 23 tỉnh không có dịch xảy ra trong cộng đồng. Số ca dương tính SARS-CoV-2 đưa vào điều trị là những công dân nhận từ ngoài nước về khu cách ly tập trung.
Toàn bộ phương án, nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất để đối phó dịch Covid-19 hiện đang hoàn chỉnh và sẵn sàng đáp ứng khi có tình huống dịch xảy ra ở quy mô phức tạp.
Tỉnh cũng đã xây dựng được quỹ phòng chống dịch Covid-19, đã huy động được sự đóng góp nguồn lực đáng kể của cộng đồng; đã tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 được 2 đợt, với 19.586 liều để tạo miễn dịch cộng đồng, đang triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng để tầm soát bệnh Covid-19 nhằm kịp thời ngăn chặn. Đặc biệt tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho Tổ nhân viên y tế cộng đồng tham gia phòng, chống dịch Covid-19; sự phối hợp giữa lực lượng Công an – Y tế trong truy vết thần tốc các trường hợp nghi ngờ tiếp xúc người mắc Covid-19 để cách ly kịp thời.
Với những giải pháp đã làm và với quyết tâm chung của toàn hệ thống chính trị, tin rằng chúng ta sẽ thành công trong nhiệm vụ ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch Covid-19.
- Cảm ơn ông!

Phong Phú thực hiện

推荐内容