搜索

【soi kèo trận chelsea hôm nay】Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị chuyển đổi số y tế

发表于 2025-01-11 04:07:04 来源:Empire777

Lời tòa soạn: Hội nghị Chuyển đổi số y tế Quốc gia diễn ra trong hai ngày 29 - 30/12 tại Hà Nội bàn thảo nhiều nội dung,átbiểucủaPhóThủtướngVũĐứcĐamtạihộinghịchuyểnđổisốytếsoi kèo trận chelsea hôm nay bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế. Tại phiên toàn thể ngày 30/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức tham dự và có bài phát biểu, chỉ đạo gần 50 phút. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Tôi trân trọng ghi nhận, biểu dương nỗ lực của ngành y tế, của ngành công nghệ thông tin và truyền thông, đánh giá rất cao sự phối hợp giữa Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT trong việc tham mưu giúp ngành y tế không phải chỉ bây giờ, mà từ nhiều năm trước đây chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành cũng như trong tất cả hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân.

Chúng ta tin rằng, hội nghị này sẽ đặt dấu mốc quan trọng, tạo thêm động lực và làm rõ định hướng cũng như các giải pháp để y tế tiếp tục thực hiện thành công chuyển đối số cùng với Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT thực hiện thật tốt đề án này.

Đây là một đề án, nhưng ở mức độ nào đó giống như chiến lược của cả nước trong thời kỳ tới.

Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm ngành y tế, chăm lo sức khoẻ người dân và rất quan tâm đến kế hoạch chuyển đổi số. Trước khi tôi đến đây, Thủ tướng vẫn gọi điện, rất quan tâm, gửi lời hỏi thăm anh em.

Tôi tham dự hội nghị hôm nay với tâm trạng rất mừng, vì rất nhiều việc ngành y tế đã theo đuổi nhiều năm, bây giờ đã có kết quả rõ hơn. Nhưng cũng cần phải nhìn thấy chặng đường phía trước còn rất rất dài và chắc chắn không ít khó khăn, nhưng dù sao kết quả đạt được trong ngày hôm nay như ý kiến phát biểu 3 Bộ trưởng, các phóng sự, ý kiến đánh giá của Thủ tướng cũng cho thấy chúng ta có thể có lòng tin, nếu tiếp tục cách làm sáng tạo, rất tập trung, đồng bộ thì có thể đạt được mục tiêu đề ra.

{ keywords}

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị 

3 đồng chí Bộ trưởng cũng như ý kiến các đồng chí đặc biệt ý kiến Thủ tướng đã nói rất toàn diện, sâu sắc và có tầm nhìn. Tôi xin phép được chia sẻ thêm một số điều, chắc là rất là nhỏ thôi. Điều này cũng rất nhiều lần trong các cuộc làm việc với các đồng chí ở Bộ Y tế, cũng như nhiều cuộc họp với công nghệ thông tin, bảo hiểm nhưng hôm nay có nhiều lãnh đạo tỉnh, sở, đặc biệt các doanh nghiệp đông đảo, tôi cũng xin nói thêm để chúng ta cùng thống nhất cách suy nghĩ và cùng nhau hợp tác thật tốt để phát triển.

Bây giờ chúng ta biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gần đây nói rất nhiều, còn nhiều ý kiến khác nhau làm thế nào để tận dụng thời cơ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng một điều chắc chắn, muốn tận dụng được thì chúng ta phải quyết tâm hơn nữa thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi ngõ ngách của cuộc sống. Sau này các nhà chuyên môn gọi là chuyển đổi số, tới đây có thể gọi nhiều thứ khác.

Chúng ta không thể không làm điều này, không chỉ đơn giản phục vụ thực hiện mục tiêu minh bạch hoá toàn xã hội, đảm bảo trách nhiệm giải trình của tất cả cơ sở y tế, tiến tới giải trình của từng nhân viên y tế với người bệnh và với toàn xã hội. Và điều quan trọng vô cùng nhận thức này nếu được quán triệt đúng thì mới ra chính sách đúng, tức là công nghệ thông tin thực sự là công cụ không thể thiếu và hữu hiệu trong trực tiếp phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh. Điều này rất rất quan trọng.

Báo cáo đồng chí Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội và đại diện Bộ Tài chính, nói gì thì nói, ngành y tế nói chung và chuyển đổi số ngành y tế nói riêng để thực hiện tốt, ngoài xác định mục tiêu, hướng đi, ngoài nỗ lực anh em công nghệ, đội ngũ bác sĩ, cần nhất hai thứ mà anh em không thể làm được:

Thứ nhất, hành lang pháp lý, phải tiến hành sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật, đặc biệt là cơ chế tài chính. Vì sao chất lượng khám chữa bệnh trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ tốt hơn trước, có rất nhiều lý do, một trong số đó là chúng ta đã mở được diện bao phủ BHYT đến toàn dân. So với 5 năm trước đây, chi phí phục vụ khám chữa bệnh được chi trả bởi BHYT đã tăng hơn 2 lần. Tức có cơ chế tài chính.

Bây giờ, tại sao khi chúng ta mua 1 giường bệnh, mua  cái máy chúng ta hạch toán được vào giá chi trả, hay robot để phẫu thuật chúng ta hạch toán được, vậy tại sao các hệ thống công nghệ thông tin lại không hạch toán được?

Cho nên điều đầu tiên phải thống nhất được nhận thức, phải thực sự coi công nghệ thông tin bao gồm cả máy móc, các phần mềm, đào tạo tập huấn nguồn nhân lực thực sự như hững trang thiết bị máy móc, vật tư y tế tiêu hao để khám chữa bệnh và chúng ta phải có cơ chế để giải quyết vướng mắc này.

Từ trước tới nay chúng ta mới cố gắng từng bước tính đúng tính đủ giá công nghệ tin vào giá chi phí quản lý, đấy là phục vụ quản lý còn phần coi nó như máy móc, trang thiết bị, vật tư, thuốc men để hạch toán thì chưa tính đủ. Đó là cái thứ nhất tôi rất muốn chia sẻ để chúng ta cùng thống nhất.

Thứ hai, chúng ta có niềm tin là có thể làm được. Đương nhiên là nước đi sau và là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, ngân sách nhà nước không thể có nhiều, tỉ lệ dành cho giáo dục, y tế dù cao nhưng con số tuyệt đối không thể so với các nước khác. Chúng ta đã mở rộng bao phủ BHYT được hơn 90% nhưng mệnh giá BHYT còn rất thấp, chưa bằng 1/10 so với các nước phát triển thì đương nhiên chúng ta không thể đi theo cách của các nước phát triển vì nếu đi thế thì chúng ta không bao giờ kịp.

Nhưng chúng ta cũng nên tự tin. Nói gì thì nói, chúng ta có quy mô dân số gần 100 triệu người. Tất cả các đồng chí ngồi đây khi làm chuyển đổi số, ít nhiều đều hiểu chuyên môn thì trong tương lai, dữ liệu là tuyệt đối quan trọng, muốn có dữ liệu phải đông dân. Chúng ta có thế mạnh đặc biệt mà thế mạnh này tôi cho rằng cần triển khai, khai thác nó, chúng ta phải lãnh đạo, chỉ đạo điều hành rất thống nhất từ trung ương đến địa phương như chống dịch vừa qua là một ví dụ.

Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin không đơn giản là kỹ thuật mà là thay đổi thói quen, suy nghĩ, cách làm, cần có chỉ đạo kiên quyết, đồng bộ và thống nhất.

Tôi cho rằng trong chuyển đổi số hiện nay, cụ thể trong y tế và giáo dục rất mạnh là chúng ta ngoài có bảo hiểm xã hội còn có một số doanh nghiệp lớn về công nghệ thông tin mà vẫn còn nhà nước trực tiếp sở hữu hoặc dù không sở hữu nhưng nhà nước vẫn lãnh đạo chỉ đạo theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước, vì thế chúng ta mới có thể làm cách khác bình thường.

Như hôm nay các đồng chí thấy rất cụ thể. Chúng ta làm đồng bộ trên quy mô toàn quốc và thực chất làm từ dưới làm lên chứ không phải làm từ trên làm xuống như thế giới. Chưa nói, chúng ta có đội ngũ làm công nghệ thông tin rất sáng tạo, rất năng động.

Tôi ngồi cạnh Bộ trưởng, Bộ trưởng có nêu bài toán. Vì tôi theo dõi lĩnh vực công nghệ thông tin này lâu rồi, tôi nói luôn, anh không phải lo, bản thân cái đấy mình biết có doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp dịch vụ đó.

Anh Long lo bây giờ làm rất tốt nhưng người dân khi sử dụng smartphone phải điền nhiều thứ trong lúc khám chữa bệnh như thế thì làm sao làm được. Trong ngân hàng ứng dụng rồi, có các doanh nghiệp công nghệ thông tin rất sáng tạo có những công ty trung gian làm dịch vụ xác nhận, người bệnh chỉ cần bấm nút thôi còn lại ngồi chờ. Tức chúng ta có một cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin đặc biệt rất sáng tạo.

Tôi chỉ nói mấy điều đó thôi, còn nhiều điểm khác để chúng ta có lòng tin có thể làm được.

Bây giờ quan trọng nhất là chuyển đổi số, trước đây gọi là chính phủ điện tử hay ứng dụng công nghệ thông tin, thì một trong những điều chúng tôi qua mấy chục năm làm rút ra được mấy điểm này.

Có các đồng chí lãnh đạo tỉnh ở đây, đương nhiên vì mục đích cao nhất của mình như Bộ trưởng nói là nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đấy là mục đích tối cao nhưng nếu chỉ một mục đích chính không mà không nói mục đích nhỏ hơn, cụ thể hơn thì trong quá trình làm nhiều khi cũng khó.

Khi còn ở Bộ, tôi đã nói rất cụ thể rồi. Cái đầu tiên là gì, là phục vụ ngay quản lý của mình.

Lúc được trực tiếp giao quyền Bộ trưởng, tôi mới hỏi bây giờ Bộ trưởng Y tế quản lý thống nhất y tế trên toàn quốc, Bộ Y tế có trả lời được câu hỏi ngày hôm nay có bao nhiêu cái máy thở trên toàn quốc, có bao nhiêu bác sĩ về chuyên ngành này không, bác sĩ hồi sức bao nhiêu, trình độ thế nào?

Bộ nói có thể được, tôi bảo in ra cho tôi nhưng không có. Giống y như giáo dục trước đây, mình nói bao nhiêu triệu giáo viên nhưng cấp nào, đào tạo chuyên ngành gì, thừa chỗ nào, thiếu chỗ nào thì không nắm được.

Vì vậy, đầu tiên chuyển đổi số là để phục vụ công tác quản lý của chính mình. Có các đồng chí phó chủ tịch tỉnh phụ trách văn xã, có nhiều giám đốc sở ngồi đây, các đồng chí giám đốc sở ở đây có mong ước có một hệ thống để trên địa bàn tỉnh mình nắm được toàn bộ nguồn lực ngành y tế không kể công tư từ người, trang thiết bị, máy móc, vật tư y tế.

Chúng ta có mong ước không, chúng ta có nhưng từ trước nay chúng ta vẫn nghĩ bộ quản lý của bộ, bên dưới thuộc địa phương. Cứ mỗi lần hỏi gì, bộ đánh văn bản hỏi tỉnh, tỉnh hỏi huyện, huyện hỏi xã, cập nhật từ dưới lên, vừa ko chính xác vừa ko theo thời gian thực vừa rất lâu.

Giờ chúng ta phải chuyển đổi số và cổng công khai vừa nói mới chỉ là phần rất nhỏ ban đầu, công khai thuốc, vật tư, hàng hoá, kết quả đấu thầu..

Tôi cũng nói rất thật, không có đồng chí Nguyễn Trường Sơn ở đây. Khi tôi về Bộ Y tế hỏi, anh em lúc đầu rất tự tin bảo có ngay nhưng không đơn giản như thế. Sau này anh Sơn nói với tôi, báo cáo anh Đam, anh nói rất đúng, tôi làm giám đốc bệnh viện trước khi ra Bộ, yêu cầu thống kê toàn bộ vật tư thiết bị, máy móc cập nhật vào hệ thống quản lý công sản Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng 6 tháng trời mới làm được 1 khoa. Do vậy, chúng ta mới chỉ bắt đầu, còn bước rất dài.

Các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu quản lý không. Có chứ. Ngày xưa mình có các phần mềm quản lý doanh nghiệp, từ nhân lực, vật tư, thiết bị dòng tiền ra vào trong nội bộ. Các bệnh viện cũng đã làm, có đồng chí Thuấn, từng làm Giám đốc BV K trước khi lên Bộ. Mỗi bệnh viện có hàng chục nhà thầu, hàng trăm phần mềm, những bệnh viện lớn có hàng ngàn máy tính, nhưng có kho máy tính bao nhiêu năm không dùng được nhưng hỏi ra để minh bạch toàn bộ hoạt động trong bệnh viện thực chất nhất là thu chi thế nào thì chịu hết.

Nền tảng giờ kết nối tất cả cơ sở y tế làm từ dưới lên, các trạm y tế trước đây cũng có phần mềm. Có trạm y tế tôi từng đến rất nhỏ nhưng cũng có 3-4 nhà thầu với các phần mềm khác nhau. Sau này Viettel, VNPT và một số doanh nghiệp đẩy mạnh lên và chúng ta chỉ cần đổi tư duy một cái thôi là bây giờ ngồi họp lại.

Tôi nhớ đã ngồi ít nhất với các đồng chí VNPT, Viettel, Bộ và BHXH 2 lần, chúng ta chỉ cần kết hợp với nhau, 2 doanh nghiệp lớn có 2 nền tảng khác nhau, bây giờ ngồi với nhau, tiếp thu những cái tốt của nhau và thống nhất làm thành 1 nền tảng kết nối và mở ra cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin khác sau này vào làm các dịch vụ. Và chúng ta triển khai đồng bộ cùng bảo hiểm và tới đây phải làm với các bệnh viện lớn. Các bệnh viện lớn thì không đơn giản như vậy.

Tôi cũng đã làm việc với tập thể lãnh đạo Bệnh viện K. Trước đây trong bệnh viện nói có mấy chục doanh nghiệp, mấy chục phần mềm. Tại sao mình không tính thuê 1 đơn vị, người ta có thể lập công ty riêng làm toàn bộ các dịch vụ cho Bệnh viện K, sau đó bệnh viện thuê toàn bộ, mình chỉ tập trung khám chữa bệnh. Cái nhận thức này vô cùng quan trọng.

Nói đến điều ấy, thứ nhất mục đích xác định thiết thực đầu tiên là phục vụ quản lý của mình. bộ cần gì, sở cần gì, trong bệnh viện cần gì để ra đầu bài. Dẫn đến cái thứ hai như tôi nói, điều quan trọng nhất là phải tạo ra nền tảng chung.

Làm chuyển đổi số giờ cách làm mới là không phải chỗ nào thuận lợi làm trước nữa, nếu vậy chỉ làm ở các đô thị. Và như giăng lưới bắt cá trên sông, nếu tập trung đan dày thì con cá tránh chỗ khác. Mình ít sợi đan thưa nhưng giăng kín thì bắt được cá to. Cách làm bây giờ, cái gì đã triển khai chung thì triển khai đồng bộ. Khi đã triển khai đồng bộ rồi, bằng các văn bản nhà nước, trực tiếp ở đây là Bộ Y tế là phải bằng mệnh lệnh hành chính.

Tôi nói với các đồng chí điều này nghe có vẻ ngược với xu thế nhưng trong chuyển đổi số này, khi đã xác định được đầu bài, xác định được giải pháp tạo ra các nền tảng chung thì bắt buộc phải áp dụng mệnh lệnh hành chính, tất cả cùng làm. Đây là bài học rất lớn trong thời gian qua mà những người làm công nghệ thông tin và quản lý qua rất nhiều lần thất bại đã rút ra.

Vì chuyển đổi số hay ứng dụng công nghệ thông tin luôn luôn gắn với thay đổi cách làm, gắn minh bạch hoá nên có rất nhiều sức cản trong chính nội bộ. Thường chỗ nào nóng nhất, quan trọng nhất làm trước, nhưng những người không làm thì không những không hưởng ứng mà nhiều khi tạo ra năng lượng không tích cực cho người làm. Vì vậy cách tốt nhất, tất cả cùng phải làm.

Trong phóng sự có nói, Bộ Y tế nói Chính phủ phê duyệt đến năm 2025 mới hoàn thành xong tất cả các dịch vụ công cấp độ 4. Khi tôi về, trong phiên họp đầu tiên tôi bảo sao lại 5 năm, 6 tháng có làm được không thì bảo không được. Tôi nói anh họp hết lại, nếu không được thì báo lại tôi, tôi sẽ nói cách làm được. Nhưng cũng không cần tôi hỏi lại, sau đó 1 thứ trưởng họp với tất cả đơn vị xong và kết quả 30/6 vừa qua đã làm được.

Cái này rất mừng, tôi cũng bàn với anh Hùng, Bộ TT&TT cùng vào cuộc là 2 bộ và thứ ba là Bảo hiểm xã hội cũng đưa 100% dịch vụ công. Bộ TT&TT hiện cũng chỉ đạo, giúp một số địa phương đưa 100% dịch vụ công trong thời gian rất ngắn. Cho nên kinh nghiệm là khi chắc rồi phải triển khai đồng loạt, không lo vừa chạy vừa sắp hàng, dần dần anh em bên dưới rất trách nhiệm, người ta sẽ tự học, tự bảo nhau, dần dần hàng ngũ sẽ ngăn nắp.

Ngành y tế với thực tiễn vừa qua, nay khai trương hệ thống quản lý đồng bộ tất cả các trạm y tế cơ sở là một minh chứng. Thực ra điều này làm từ năm 2016 khi Bảo hiểm xã hội kết nối tất cả các trạm y tế.

Tôi nói cái cái này các chuyên gia nước ngoài không tin, nhiều anh em doanh nghiệp trong nước không tin, trong vòng 2,5 tháng, hơn 11.000 trạm y tế xã tại Việt Nam được kết nối Internet và được giám định thanh toán BHYT hoàn toàn từ xa.

Người tổ chức trực tiếp lúc đó rất trùng hợp chính là Bộ trưởng TT&TT hiện tại, trước kia là Tổng giám đốc Viettel. Ngày hôm nay, bài học đó được tái khẳng định lại. Tôi cho rằng đây là bài học rất quý trong triển khai chuyển đổi số tới đây.

Điểm thứ ba, tôi muốn chia sẻ, quay lại mục tiêu lớn nhất cuối cùng là chăm sóc sức khoẻ nhân dân tốt hơn trong điều kiện kinh phí để phục vụ chăm sóc sức khoẻ người dân Việt Nam thấp hơn nhiều các nước. Bài toán chúng ta đặt ra, bây giờ nói y tế thông minh hay chính phủ thông minh, bệnh viện thông tinh, nhiều thứ hệ thống thông minh phải nghĩ nhưng thứ đầu tiên phải nghĩ làm sao ít tiền thế làm được việc, đấy là thứ thông minh nhất.

Chúng ta phải đi từ việc rất chi tiết và cụ thể. Người dân cần gì ở chúng ta để ra bài toán? Người dân cần lúc bình thường là phải biết phòng bệnh, người như mình ăn thế nào, luyện tập thế nào, ngủ thế nào. Cái này chúng ta đã có bước thúc đẩy, Bộ Y tế đã rất tích cực, vừa rồi triển khai đề án Sức khoẻ Việt Nam kết hợp hệ tri thức số hoá. Cái này chúng ta phải đẩy nhanh hơn nữa.

Tôi có bàn với anh Hùng, anh Long, chúng ta phải làm sao để tất cả các nhu cầu thiết yếu của người dân ở mọi đối tượng đều được tư vấn tự động bằng các chat box để người dân phòng bệnh, biết tự chăm sóc mình.

Tất cả những phóng sự chúng ta xem nãy giờ là từ trong ra, nhưng giờ phải từ người dân vào.

Thứ hai, người dân mong muốn bỏ xếp hàng đăng ký khám chữa bệnh. Nhiều bệnh viện đã tích cực chỉ đạo làm nhiều năm nhưng những bệnh viện tiên phong hàng đầu cũng chỉ được 10-15% số người dùng, còn người dân vẫn trực tiếp đến.

Chúng ta phải nhằm vào yêu cầu rất cụ thể của người dân, nhất là từ 2021 liên thông y tế toàn quốc. Người dân muốn đăng ký khám chữa bệnh thì đến nơi nào phù hợp, thậm chí bác sĩ phù hợp, thời gian phù hợp. Một bài toán tưởng chừng đơn giản nhưng rất lớn, rất thiết thực với người dân.

Người dân cần gì, không chỉ đăng ký mà với bệnh của mình, tới đây liên thông toàn quốc thì mong muốn được tư vấn, khám chữa bệnh từ xa bởi các bác sĩ mà người dân cho rằng tin tưởng nhất. Tâm lý người ốm bao giờ cũng muốn là bệnh viện tuyến truyên, bác sĩ tuyến trên. Chúng ta giải quyết được câu chuyện này thì thuận lợi hơn cho người dân nhiều và thực sự đấy là một trong những giải pháp giảm tải bệnh viện.

Vừa rồi Thủ tướng đã dự khai trương 1.000 cơ sở khám chữa bệnh từ xa, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh cái này và nâng lên để sao tất cả mọi người dân khi có bệnh thì qua hệ thống đều biết bác sĩ và cơ sở y tế mình đến khám là phù hợp, tin tưởng được. Chỗ nào trực tiếp thì trực tiếp, không trực tiếp thì được kết nối từ xa. Điều này rất rất quan trọng.

Nhiều người nói có lòng tin thì có tất cả, mất lòng tin thì mất tất cả. Cái chính của hệ thống chúng ta là làm sao cho người dân tin, đừng như xưa, người dân không tin mới kéo lên tuyến trên cùng. Giờ chỉ có bằng công nghệ mới làm được.

Người dân cần gì nữa, người dân cần một cái mơ ước từ ngày bao cấp, chiến tranh đấy là muốn mình được quản lý sức khoẻ, muốn lúc nào cũng như có một bác sĩ riêng. Người dân không thích bị quản lý nhưng riêng quản lý sức khoẻ thì người dân rất thích.

Cán bộ có hệ thống chăm sóc sức khoẻ, được khám sức khoẻ định kỳ, được theo dõi, quản lý sức khoẻ rất chặt nhưng người dân thì sao. 6 năm trước tôi đã phát động, lúc đó tôi cũng nói chỉ có phát lập hồ sơ sức khoẻ điện tử toàn dân và thực hiện ứng dụng công nghệ kết nối hết thì mới làm được. Nếu làm tốt, thực sự mỗi 1 người dân coi như có một bác sĩ. Mà 1 bác sĩ không đúng nữa, mỗi người dân được cả hệ thống y tế, 1 team, 1 nhóm bác sĩ phù hợp chăm sóc theo dõi cho mình. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu, là mơ ước nhưng không hề viển vông, không hề duy ý chí, chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Hôm nay đồng chí Bộ trưởng cũng đã phát biểu và hứa riêng với tôi rất nhiều ần, ngày 1/7/2021, mỗi người dân coi như có một bác sĩ, được cả hệ thống theo dõi.

Sau cái đó, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội cần sửa đổi chính sách thanh toán y tế. Trước đây chỉ có ốm và khoẻ và chỉ thanh toán khi ốm, khoẻ không thanh toán, ngân sách muốn thì bỏ ra hoặc người dân bỏ tiền túi nhưng y học thế giới tiến rất cao, cố gắng giữ người dân đang ở trạng thái đó thì không ốm, đó mới là tiết kiệm nhất.

Cụ thể nhất, là thăm khám sức khoẻ định kỳ và khám sàng lọc, cái này hiện BHYT chưa thanh toán. Chúng ta phải cùng nhau sửa đổi, tiến tới sửa Luật Khám chữa bệnh, Luật BHYT và cơ chế vận hành để làm sao chi tiền trước, đồng tiền trước là đồng tiền khôn để tiết kiệm cái sau. Tất cả phải dựa vào toàn bộ hệ thống chúng ta vừa nói.

Thứ tư, người dân rất cần thầy thuốc, ngoài câu chuyện phân phối thuốc tuyến trên với tuyến dưới không chênh nhau rồi, người dân cần mua thuốc theo đơn một cách thuận lợi, thuốc không theo đơn phải được tư vấn. Khi đã mua thuốc, giá, chất lượng, xuất xử phải minh bạch, đảm bảo.

Hôm nay, trong phóng sự cũng có nói, chúng ta đã rất quyết liệt triển khai kết nối hơn 40.000 nhà thuốc trong vài năm qua, phải tiếp tục đẩy mạnh lên. Việt Nam có cái rất mừng, giá thuốc của Việt Nam so với ASEAN đã rẻ nhất, cách đây 10 năm trước đắt thứ 2, cách đây 2 năm rẻ thứ hai năm nay các tổ chức nói với tôi đã rẻ nhất ASEAN và tỉ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng ở các nước trong khối là 7%, còn ở Việt Nam chỉ là 2%. Đây là theo khảo sát của các tổ chức quốc tế, không phải tự chúng ta. Làm sao tạo điều kiện người dân mua đơn thuận lợi.

Bây giờ chúng ta uống kháng sinh quá nhiều, Nếu có quy trình khám bệnh thuận lợi thì người dân sẽ tự nguyện mua theo đơn, thuốc không theo đơn cũng phải được tư vấn để thật sự tiết kiệm.

Tất cả các đồng chí ngồi đây trong nhà ai mà không có tủ thuốc. Thường ra ngoài mua các thuốc không cần đơn mua rất nhiều có bao giờ dùng hết không.

Người dân cần chủ động với các căn bệnh mới. Rất cần tư vấn ở các dịch vụ y tế. Ví dụ như tỉ lệ bị căng thẳng, trẻ em tự kỷ, công nhân làm việc ở trong các môi trường xí nghiệp rất mệt mỏi có các vấn đề về sức khỏe tâm thần thì cái người dân cần bây giờ không phải đơn giản chỉ là y khoa. Trong nhiều trường hợp cần phải kết hợp với các ngành khác, cần phải có cơ chế chính sách khác mới làm cho sức khỏe người dân được cải thiện.

Tôi điểm qua mấy cái nhu cầu của người dân như thế.

Điểm cuối cùng tôi xin chia sẻ. Như đã nói, chúng ta sẽ làm đồng bộ nhiều việc. Chúng ta sẽ làm từ dưới lên hoặc làm đồng thời từ dưới lên và từ trên xuống chứ không chỉ làm từ trên xuống như trước đây. Phải đòi hỏi một sự đổi mới. Đòi hỏi phải bước qua lợi ích cục bộ của riêng đơn vị mình thậm chí của riêng cá nhân mình. Về mặt chỉ đạo phải kiên quyết, trên phải gương mẫu hơn.

Tôi từ lúc còn ở Bộ Y tế cho đến lúc làm phó thủ tướng tôi vẫn nói với chị Tiến rằng các vấn đề chính chúng ta phải đổi mới rất nhiều. Và những kết quả bài học gần đây chúng ta đạt được thực ra là kế thừa của những kết quả những bài học từ trước. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta đã thay đổi cách làm với một quyết tâm cao độ, đầu tiên là ở lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các cục bộ. Điều này chúng ta cần phải rất tích cực.

Với tư cách là người dân tôi cũng rất biết ơn các cán bộ y tế trong thời gian gần đây đã có những thay đổi rất mạnh mẽ. Chúng ta đã đạt được những kết quả tiến bộ mà trước đây trong nhiều năm dài chúng ta chưa đạt được.

Bên cạnh đó là sự phối hợp chia sẻ với nhau. Báo cáo các đồng chí là hồ sơ sức khỏe chúng ta đã bắt đầu từ cách đây 4 năm rưỡi. Tôi còn nhớ lúc đấy tôi với chị Tiến đi Phú Thọ, đi về Bắc Ninh, đi Sóc Sơn nghe báo cáo và đã thiết kế lên hồ sơ sức khỏe nhưng cách làm của Bộ y tế không phối hợp chặt chẽ. Vừa qua chúng ta làm được với kết quả rất to như thế nhưng thực ra toàn bộ các dữ liệu đấy bên bảo hiểm xã hội có hết rồi, cần gì ngành y tế phải thêm làm gì. Chỉ trong 10 phút thôi chúng ta quyết định phải phối hợp. Bảo hiểm và Bộ y tế phải phối hợp với nhau, Bộ y tế với Bộ TT&TT với Văn phòng Chính phủ.

Đây vốn là điểm yếu của hệ thống của chúng ta. Việc gì một người làm thì dễ mà cần phối hợp nhiều người thì khó. Vì thế vai trò của Bộ trưởng là vô cùng quan trọng.

Và hôm nay chúng ta có mặt ở đây, 3 gương mặt rất quan trọng đi tiên phong. Tôi rất mong sự kiện bộ đầu tiên làm chuyển đổi số kết hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ TT&TT, cách làm của Bộ Y tế sẽ rất nhanh, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các bộ ngành để chúng ta cùng nhau có bước tiến nhanh hơn trong công cuộc chuyển đổi số. Chỉ có bằng cách đó chúng ta mới đi nhanh hơn được, đất nước mmới phát triển nhanh hơn được. Còn nếu chúng ta cứ đi từ từ như lúc trước thì chúng ta sẽ không bao giờ đuổi kịp các nước đi trước. Bộ Y tế sẽ tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được và làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【soi kèo trận chelsea hôm nay】Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị chuyển đổi số y tế,Empire777   sitemap

回顶部