您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【keonhacai5 vip】Xây dựng nhà nước pháp quyền: Vấn đề mới và khó, cần giải pháp hữu hiệu hơn 正文

【keonhacai5 vip】Xây dựng nhà nước pháp quyền: Vấn đề mới và khó, cần giải pháp hữu hiệu hơn

时间:2025-01-10 19:31:31 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN gắn với tạo môi trường đầu tư, kinh doan keonhacai5 vip

Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN gắn với tạo môi trường đầu tư,âydựngnhànướcphápquyềnVấnđềmớivàkhócầngiảipháphữuhiệuhơkeonhacai5 vip kinh doanh tự do, công bằng là điều hết sức quan trọng để đưa đất nước phát triển phồn thịnh. Ảnh: Đức Thanh

Không né tránh tồn tại

Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội XIII nhận định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp tiếp tục được hoàn thiện. Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ bản. Vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với tinh giản biên chế…”.

Nhận định trên mang tính khái quát, không sai, nhưng quá trình thể chế hóa quan điểm đường lối, chính sách của Đảng trong thực tiễn có những nội dung cần được phân tích cụ thể hơn, nhất là phải tìm ra những nội dung bất cập trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN để đề ra giải pháp thiết thực, hữu hiệu hơn.

Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là một nội dung quan trọng trong quá trình Đổi mới. Vấn đề này được đặt ra trong Cương lĩnh chính trị của Đảng ngày càng rõ hơn. Từ Cương lĩnh 1991 và Cương lĩnh sửa đổi năm 2011 đến nay trải qua 30 năm do tình hình trong ngoài nước biến đổi mau lẹ, Cương lĩnh đã được bổ sung để việc xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.

Vấn đề cơ bản của nhà nước pháp quyền là quyền lực - cấu trúc và chức năng của hệ thống các thiết chế quyền lực - tính chất quyền lực thuộc về giai cấp nào, cơ chế kiểm soát quyền lực giữa 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp được vận hành theo nguyên tắc nào. Đặc biệt, vấn đề thể chế hóa đường lối, quan điểm Cương lĩnh của Đảng là một chuỗi vấn đề cần nhận thức lại với tinh thần tổng kết trên bình diện lý luận và đối chiếu với thực tiễn.

Từ thực tiễn những năm qua, Đảng ta đã nhận thức được và không né tránh những tồn tại lớn, như trong Dự thảo Báo cáo Chính trị lần này đã nêu: “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới.

Vấn đề đổi mới đồng bộ, phù hợp giữa kinh tế với chính trị, văn hóa, xã hội, giữa đổi mới kinh tế với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có một số mặt chưa rõ, nên còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ.

Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cương, phép nước còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời…”.

Không phải ngẫu nhiên, cách đây 4 năm, phát biểu trước Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định điều quan trọng hàng đầu: “Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi để tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh chính trị, các quan điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước... Tập trung vào các lĩnh vực: tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN;... coi trọng hệ thống pháp luật về đất đai, tài nguyên, tài chính, tiền tệ, đầu tư, kinh doanh, môi trường, tạo điều kiện quản lý và sử dụng mọi nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả; khắc phục tình trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực này...”.

Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đổi mới, không ít vấn đề về nhà nước pháp quyền XHCN đã bộc lộ những bất cập mà Đại hội XIII của Đảng cần đặt trọng tâm này lên bàn nghị sự. Chẳng hạn, nhận thức còn hạn chế, chưa đầy đủ về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất và cơ chế phân công phối hợp giám sát kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước; chưa nhận thức và quy định đầy đủ mô hình tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị với các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, tính tối thượng của Hiến pháp.

Còn những hạn chế trong nhận thức về vị trí, vai trò, tính chất và mô hình của chính quyền địa phương... Chưa luận giải thấu đáo và đầy đủ nội dung phương thức và cơ chế lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với nhà nước pháp quyền. Nhận thức về kiểm soát quyền lực nhà nước còn những bất cập, nhận thức chưa đầy đủ và rõ về vai trò và cơ chế kiểm tra giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động của Nhà nước.

Thực tiễn cho thấy, vẫn còn chậm thể chế hóa đầy đủ các nguyên tắc quyền lực nhà nước, chậm thể chế hóa trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền chưa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.

Ba nguyên nhân cần làm rõ

Thực trạng nêu trên về những yếu kém, tồn tại trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đặt ra tại Đại hội XIII của Đảng là đặt đúng tầm của quá trình phát triển, bởi “việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện chuyển đổi kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Thực tế cho thấy, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ XHCN có mặt chưa được phát huy đầy đủ. Các nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa được phát huy tốt. Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới, chưa thật sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở; chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đều. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị của nhân dân và giải quyết kịp thời những quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của người dân...

Ngoài ra, việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới. Vấn đề đổi mới đồng bộ, phù hợp giữa kinh tế với chính trị, văn hóa, xã hội, giữa đổi mới kinh tế với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có một số mặt chưa rõ, nên còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ…

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện chuyển đổi kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc phải làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm.