Ngành kinh tế đầy triển vọng của đất nước
Tại hội nghị toàn quốc về quản lý rừng đặc dụng,Đầutưpháttriểnbềnvữngrừngđặcdụngphònghộcúp c1 trực tiếp kênh nào phòng hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng 19/12/2019 tại Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ.
Từ năm 2014 đến nay, các ban quản lý rừng đặc dụng phòng hộ đã thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Ví dụ, tổng số vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ rừng đặc dụng trong giai đoạn 2014 - 2019 tại các địa phương là 1.294,49 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ năm 2017 tại các địa phương là 764,76 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, mỗi năm các ban quản lý rừng đã giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình trên 402.000 ha, trồng rừng mới gần 11.000 ha. Việc giao khoán này đã góp phần tăng thêm diện tích có rừng, nâng độ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương sống trong vùng lõi và vùng đệm.
Ngoài ra, đến nay, 85% các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã xây dựng phương án tự chủ, được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt và phân loại mức độ tự chủ.
Tuy nhiên, theo đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, việc quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Đó là xu hướng suy thoái đa dạng sinh học do nạn phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp; tăng trưởng nóng về kinh tế, áp lực dân số và những khó khăn, hạn chế về nguồn lực; các cơ chế, chính sách quản lý, đầu tư bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học chưa đồng bộ và hầu hết sẽ hết hiệu lực vào năm 2020.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: NNK |
Rừng đặc dụng, phòng hộ sẽ phải từng bước tự chủ được về tài chính
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ sẽ phải từng bước tự chủ được về tài chính, thông qua tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và phát triển du lịch sinh thái. Đến năm 2025, 50% các khu rừng đặc dụng phòng hộ có hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đạt hiệu quả; thu hút thêm 15 - 20% lượng khách du lịch mỗi năm.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, trong các loại rừng, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chiếm vị trí rất quan trọng bởi đây là nơi có đa dạng sinh học cao nhất, bảo tồn động thực vật quý hiếm, là “van” điều hòa tổng thể cho từng tiểu vùng khí hậu… Với hai nhóm rừng trên có 6,75 triệu ha nên cần tạo ra dư địa mới cho khu vực này, vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế.
Trước đây, ngành lâm nghiệp chỉ chú trọng bảo vệ và phát triển, nhưng nay Luật Lâm nghiệp yêu cầu phải chuyển nhận thức trở thành ngành kinh tế, phát triển theo chuỗi từ sản xuất, chế biến, tổ chức thương mại; việc chuyển đổi trạng thái rừng với gần 54% là rừng kinh tế đang là động lực, điều kiện khá tốt để ngành tiếp tục phát triển.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, hoàn thiện hệ thống văn bản có gắn với hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản có chất lượng để quản lý; chuẩn bị chương trình phát triển rừng giai đoạn 2021 - 2025; tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch trung hạn 2020 - 2025, gắn với đó là các chương trình đề tài khoa học cấp quốc gia, vùng…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, hiện cả nước có 395 ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ với nhiều đặc thù. Tổng cục Lâm nghiệp cần phân dạng cụ thể hơn và xây dựng các dạng mô hình điển hình để nhân rộng.
“Nếu quản lý tốt, rừng chính là lợi thế của Việt Nam. Du lịch, dịch vụ sẽ trở thành thế mạnh của kinh tế, đây là động lực, tiền đề để hi vọng rừng phát triển tốt hơn, nhiều rừng hơn, đa dạng sinh học hơn” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Khánh Linh