【số liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp melbourne city】Bộ Công Thương tập trung nhiều giải pháp để thúc đẩy hội nhập

作者:Thể thao 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 23:50:20 评论数:

bo cong thuong tap trung nhieu giai phap de thuc day hoi nhap

Thưa Bộ trưởng,ộCôngThươngtậptrungnhiềugiảiphápđểthúcđẩyhộinhậsố liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp melbourne city việc tham gia ký kết các FTA thời gian qua tác động như thế nào tới cán cân thương mại của Việt Nam?

Một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam khi đàm phán, ký kết và thực thi các FTA là nhằm cải thiện cán cân thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với một loạt FTA cả song phương và đa phương quan trọng đã được ký kết và có hiệu lực trong thời gian vừa qua, gồm 5 FTA giữa ASEAN với 6 đối tác là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand; 4 FTA song phương là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản; FTA Việt Nam - Chi Lê, FTA Việt Nam - Hàn Quốc và FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á – Âu, trong hai năm 2016 và 2017, cán cân thương mại của Việt Nam đã dịch chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Cụ thể, năm 2016, Việt Nam xuất siêu là 1,78 tỷ USD năm 2017, ước tính xuất siêu đạt khoảng 2,67 tỷ USD.

Bước sang năm 2018, dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, xin Bộ trưởng cho biết, đâu là những giải pháp mà Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh để khai thác một cách hiệu quả các FTA và hạn chế tới mức thấp nhất các tác động ảnh hưởng tiêu cực?

Để đảm bảo việc thực hiện một cách có hiệu quả các FTA đã ký kết, trong năm 2018, Bộ Công Thương sẽ tập trung đẩy mạnh triển khai 6 giải pháp.

Một là, tiếp tục rà soát, đánh giá tác động của việc ký kết, thực thi các FTA đối với từng ngành để điều chỉnh chiến lược phát triển ngành cho phù hợp, xử lý nhanh nhạy các vấn đề cấp bách nảy sinh trong quá trình thực thi các cam kết.

Hai là, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành và cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Ba là, tư vấn Chính phủ ban hành các chính sách thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành, ưu tiên các ngành quan trọng đối với nền kinh tế như công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; đẩy mạnh triển khai thực hiện thành công “Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên hầu hết các lĩnh vực và triển khai xây dựng các Đề án về thúc đẩy hỗ trợ DN tận dụng tốt hơn các ưu đãi của các FTA hiện có và giảm bớt nhập siêu từ một số đối tác FTA trong khu vực, làm cho thương mại cân bằng và có lợi hơn với cả hai bên.

Bốn là, tiếp tục vận động các đối tác, nhất là các đối tác lớn, sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường Việt Nam và xử lý hiệu quả tranh chấp, vướng mắc kinh tế, thương mại nhằm bảo đảm lợi ích của người lao động và DN.

Năm là, phát triển mới về đường lối hội nhập quốc tế, xác định trọng tâm của công tác đối ngoại thời gian tới và tìm ra các biện pháp mới, cách làm mới, phối hợp chặt chẽ hơn với quốc phòng, an ninh, kinh tế… để phục vụ hiệu quả hơn các mục tiêu phát triển, bảo vệ an ninh tổ quốc.

Sáu là, tiếp tục tích cực tham gia đàm phán một số FTA khác nhằm mở rộng thị trường XK và thúc đẩy cơ hội tham gia các chuỗi giá trị khu vực cho các DN của ta như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA Việt Nam- Israel.

Triển khai tốt Cơ chế một cửa Quốc gia (NSW) được nhận định là một trong những yếu tố góp phần tiết giảm thời gian, công sức, gia tăng sức cạnh tranh cho DN trong hội nhập kinh tế. Thời gian qua, kết quả triển khai NSW trong các lĩnh vực thuộc Bộ Công Thương đã đạt được kết quả ra sao, thưa Bộ trưởng?

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục Hải quan đưa các thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ Công Thương áp dụng NSW; xây dựng và đưa vào hoạt động đối với 5 TTHC với hiệu quả tốt, bao gồm: Cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi mẫu D; cấp phép NK tự động xe mô tô phân khối lớn; cấp phép NK các chất làm suy giảm tầng ô zôn; cấp Giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô và cấp giấy phép NK vật liệu nổ công nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai kết nối 6 thủ tục hành chính mới với NSW, bao gồm: (1) Thủ tục cấp phép XNK tiền chất vật liệu nổ công nghiệp; (2) Thủ tục cấp giấy phép XNK tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; (3) Thủ tục khai báo hóa chất NK; (4) Thủ tục NK thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại; (5) Thủ tục đề nghị cấp văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN; (6) Thủ tục thông báo chỉ tiêu NK nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá.

Kết quả, Bộ Công Thương đã cùng Tổng cục Hải quan kết nối kỹ thuật thành công C/O mẫu D điện tử với Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) với 4 nước: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore. Đối với 4 thủ tục hành chính còn lại, Bộ Công Thương đã triển khai nâng cấp hệ thống kỹ thuật các thủ tục khác của Bộ, bảo đảm việc 100% hồ sơ được thực hiện trên môi trường điện tử.

Xin Bộ trưởng chia sẻ rõ hơn, đâu là các giải pháp mà Bộ Công Thương hướng tới để giúp triển khai NSW ngày càng đạt kết quả tốt hơn?

Trong thời gian tới, để NSW ngày càng được vận hành tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào sự tăng trưởng kinh tế, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp, thực hiện với Tổng cục Hải quan tiếp tục tập trung thực hiện ngay rà soát, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các thủ tục hành chính để phục vụ cho việc triển khai NSW, ASW và các nội dung liên quan khác, gồm:

Thứ nhất, toàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ hơn cho việc sử dụng chứng từ điện tử, hồ sơ điện tử trong thủ tục hành chính; hoàn thiện khung khổ pháp lý để triển khai NSW, ASW và hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục, cho phép kết nối và trao đổi chứng từ điện tử với các đối tác thương mại quốc tế để thúc đẩy hoạt động thương mại và logistics.

Thứ hai, đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hóa các hồ sơ, chứng từ cần phải nộp/xuất trình theo hướng tận dụng tối đa các cơ sở dữ liệu sẵn có của cơ quan quản lý nhà nước liên quan, tránh việc yêu cầu nộp/xuất trình nhiều lần đối với cùng một loại giấy tờ…

Thứ ba, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK; chuyển mạnh sang hậu kiểm.

Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành; tăng cường công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra chuyên ngành cho các DN XK, NK hàng hóa và các đơn vị, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XK, NK.

Thứ năm, chủ động đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền và hỗ trợ các cơ quan quản lý liên quan, người dân, DN trong việc tham gia thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Quan trọng nhất là cách thức hội nhập

Việt Nam là quốc gia thành công và hưởng lợi nhiều từ hội nhập thương mại quốc tế. Hội nhập quan trọng, tuy nhiên phương thức hội nhập còn quan trọng hơn. Lấy ví dụ đơn cử từ vấn đề thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua, nếu hội nhập mà biến Việt Nam trở thành điểm trung gian để các DN FDI đến đầu tư và “XK nhờ” thì chưa tốt, mà phải đi đôi với nâng cao năng lực cạnh tranh của DN nội địa, nâng cao trình độ sản xuất cũng như mức sống của người dân. Trong giai đoạn tới, cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ hội nhập quốc tế. Điều này có thể thực hiện thông qua việc thu hút đầu tư FDI có chọn lọc và tầm nhìn dài hạn; nỗ lực thúc đẩy để các DN nội địa gia nhập tốt hơn mạng lưới toàn cầu của các tập đoàn FDI; cải cách thể chế trong nước phải song hành với hội nhập quốc tế…

Ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội XK hàng Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT): Cần cân nhắc hình thành trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm quốc gia

Mấu chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, ngành hàng nằm ở vấn đề thiết kế sáng tạo. Kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia trên thế giới là đầu tư vào trung tâm thiết kế sản phẩm quốc gia. Vì vậy, đối với Việt Nam, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Chính phủ, các ngành hàng cần cân nhắc hình thành trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm quốc gia, đồng thời xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng…

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Tiếp tục đẩy mạnh cải cách

Ở bối cảnh hiện tại, đề nghị Chính phủ tiếp tục các cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm giảm phiền hà cho DN, bởi quá trình cải cách thời gian qua dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn hạn chế nhất định. Ví dụ điển hình như, theo Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DN, các cơ quan chức năng được yêu cầu không thanh tra, kiểm tra DN quá 1 lần/năm song vẫn có các cơ quan không tuân thủ. Thậm chí, DN đã phải giơ cả Chỉ thị 20/CT-TTg ra thì cơ quan thanh, kiểm tra mới dừng lại.

Uyển Như (ghi)

最近更新