Từ sự tích thác Bụt
Người dân Minh Hóa lưu truyền lại,ợtìnhđộcđáocủangườidânvùngcaoQuảngBìc1 dem nay ngày Hội Rằm tháng Ba ở Minh Hóa có gốc gác từ chuyện 2 anh em người làng Yên Đức, xã Yên Hóa đi tìm mật ong trên lèn Ông Ngoi.
Khi họ lên đến đỉnh thì gặp một giếng nước trong vắt, bên cạnh có cây quýt rất nhiều quả; dưới tán cây có 12 hòn đá giống hình ông Bụt. Bên cạnh có bàn đá bằng phẳng và có những quân cờ bằng đá.
Hai anh em họ nghỉ ngơi, hái quýt ăn rồi trầm trồ về những cảnh vật xung quanh. Khi hai người xuống núi thì mang theo hòn đá giống tượng Bụt, đến thác Cúi họ đặt tượng đá xuống để tắm.
Thật kỳ lạ, lúc tắm xong, người anh đến lấy tượng đá thì không sao nhấc lên nổi.
Một thời gian sau họ mới vác được tượng về đến Hói Chàm và đặt ở đó. Từ đó đến nay dòng thác mà ba anh em nhà kia tắm và để tượng Bụt lại, được gọi là thác Bụt.
Ông Đinh Văn Lĩnh - Phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa chia sẻ, cứ đến lễ Hội rằm tháng Ba, người dân trong huyện và du khách thập phương lại đến thác Bụt cúng bái để cầu tự, cầu tài, cầu lộc chuẩn bị cho một mùa vụ mới được tốt tươi, no ấm".
Chợ tình Minh Hóa
Một số người dân vùng cao Minh Hóa chia sẻ, Hội rằm tháng Ba ở Minh Hóa có tiền thân là phiên chợ tình vùng cao của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, do sự chuyển biến về các hoạt động lễ hội, văn hóa nên ngày nay người ta không gọi là chợ tình nữa.
“Ngoài sự tích thác Bụt, cộng đồng các tộc người Minh Hóa ngày trước cứ đến tháng Ba là xong mùa vụ, được nghỉ ngơi.
Mỗi đêm rằm sáng trăng, những người lớn tuổi thì cùng rủ nhau xuống chợ để ôn lại chuyện xưa còn nam thanh nữ tú cùng nhau hẹn hò, giao lưu văn nghệ rồi có nhiều cặp nên duyên vợ chồng.
Hiện nay, các hoạt động của phiên chợ chỉ mang tính biểu diễn chứ không còn như trước nữa”, người dân Minh Hóa nói về nguồn gốc của ngày hội.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa, Hội rằm tháng Ba năm nay diễn ra từ ngày 10 đến 15/4 (tức từ ngày 10 đến 15/3 âm lịch).
Năm nay, nhờ dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, Hội rằm tháng Ba được tổ chức quy mô hơn và có nhiều sự kiện hấp dẫn, đặc sắc.
Trong đó, có Lễ dâng hương tại thác Bụt và Hội rằm tháng Ba truyền thống tại chợ Quy Đạt. Cùng với đó là các hoạt động theo thao, các trò chơi dân gian, truyền thống mang đậm những nét đặc trưng của người dân vùng cao Quảng Bình.
Tại lễ hội, còn có các hoạt động trưng bày không gian văn hóa, ẩm thực, du lịch với khoảng 20 gian hàng của các xã, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
Đặc biệt, đến với Hội rằm tháng Ba năm nay, du khách sẽ được thưởng thức chương trình nghệ thuật thực cảnh đặc sắc nhất trong Tuần lễ Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Quảng Bình với chủ đề “Huyền tích thác Bụt”.
Ông Bùi Anh Tuấn - Bí thư Huyện ủy Minh Hóa cho biết: “Điểm nhấn khác biệt so với những năm trước là chương trình nghệ thuật thực cảnh chủ đề Huyền tích thác Bụt.
Từ điểm nhấn này, Tuần lễ văn hóa, thể thao, du lịch và Hội Rằm tháng ba tiếp nối với hàng loạt hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa vùng đất và con người Minh Hóa”.
Thanh Hà