【bảng xếp hạng vô địch quốc gia brazil】IMF dự báo lạm phát tại Mỹ Latinh sẽ ở mức 9,3% trong năm nay
Kinh tế khu vực Mỹ Latinh đang rơi vào suy thoái do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. |
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát tại Mỹ Latinh sẽ ở mức 9,3% trong năm nay và 7,8% trong năm 2022, dưới tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, những khó khăn của chuỗi cung ứng cũng như những vấn đề tồn tại lâu nay của khu vực.
Tính đến cuối tháng 11/2021, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh là Brazil ghi nhận tỷ lệ lạm phát tăng 10,74% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 3,75% của Ngân hàng Trung ương.
Cũng như nhiều nền kinh tế khác, Brazil đã chịu ảnh hưởng từ biến động giá nhiên liệu, trong đó giá xăng đã tăng vọt 50,7% trong 12 tháng trở lại đây. Các nhà kinh tế dự báo lạm phát ở Brazil sẽ lên mức 10,18% trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2015.
Cùng lúc, lạm phát tại Mexico đã tăng lên 7,37%, mức cao nhất trong 20 năm qua, do giá các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng leo thang.
Con số này cao hơn gấp đôi so với mục tiêu 3% của Ngân hàng Trung ương, cơ quan này đã phản ứng bằng cách nâng lãi suất 5 lần liên tiếp, dù vẫn khẳng định rằng "lạm phát chỉ có tính chất nhất thời."
Trong khi đó, Chính phủ Mexico cho rằng lạm phát tăng là hiện tượng “nhập khẩu” từ Mỹ, đối tác thương mại chính của nước này.
Venezuela ghi nhận lạm phát trong 11 tháng của năm 2021 ở mức 631,1%. So sánh với cùng kỳ năm 2020, lạm phát tại quốc gia này tăng phi mã 1.197,5%.
Những con số này sẽ là “thảm họa” ở bất kỳ quốc gia nào nhưng đối với Venezuela lại là dấu hiệu đáng mừng. Quốc gia này đã chìm trong siêu lạm phát từ tháng 11/2017 và để vượt qua tình trạng này, Venezuela cần 12 tháng liên tiếp có chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 50%.
Tháng vừa qua đánh dấu tháng thứ 11 Venezuela hoàn thành mục tiêu này, do đó có thể hy vọng chấm dứt “thời kỳ đen tối” nếu tình hình suôn sẻ vào tháng cuối năm.
Trong năm nay, đáng chú ý nhất là việc Venezuela đưa vào sử dụng đồng bolivar điện tử vào tháng 10 vừa qua, sau khi loại bỏ 6 số 0 từ đồng tiền trước đó. Venezuela đã thực hiện đổi tiền 3 lần trong thế kỷ này.
Lạm phát cao cũng là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô chính vẫn tồn tại ở Argentina. Trong 2 thập kỷ qua, nền kinh tế lớn thứ 3 Mỹ Latinh đều đặn ghi nhận lạm phát ở mức 2 con số, và chỉ có một vài ngoại lệ hiếm hoi.
Tháng 11 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Argentina tăng lên 51,2% và có khả năng đạt mức 51,1% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức lạm phát 36,1% trong năm 2020 và mục tiêu 29% của Ngân hàng Trung ương.
Giới phân tích cho rằng chính sách được chính phủ áp dụng nhằm xoa dịu tác động của đại dịch COVID-19 và thúc đẩy nền kinh tế sau cuộc suy thoái nặng nề trong giai đoạn 2018-2020 đã thúc đẩy giá cả tăng cao, buộc Ngân hàng Trung ương phải phát hành tiền để tài trợ cho kho bạc.
Tại Chile, lạm phát đã tăng 6,7% trong tháng 11/2021, mức cao nhất trong 13 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Mặc dù tình hình ổn định hơn các nước khác trong khu vực, Colombia cũng không tránh khỏi sự gia tăng lạm phát nói chung. Đến tháng 11/2021, CPI đã tăng 4,86% so với cùng kỳ, cao hơn mục tiêu 3% của Ngân hàng Trung ương.
Những nguyên nhân chính là đồng nội tệ mất giá và tiêu dùng được kích hoạt lại sau đợt suy giảm do đại dịch trong năm 2020, khi chỉ số CPI giảm kỷ lục 1,61%. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo đợt tăng lương, thuế phí và lương hưu vào đầu năm tới sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát.
Triển vọng cũng cân bằng hơn ở Peru. Trong tháng 11/2021 mức tăng lạm phát đã giảm xuống 5,66% sau khi đạt đỉnh 5,83% vào tháng 10/2021, trong bối cảnh giá khí đốt và nước sinh hoạt tăng lần lượt 10,5% và 3,4%. Kỳ vọng lạm phát của đất nước này trong năm 2021 là 3,71%, nhỉnh hơn mục tiêu 3%./.
下一篇:Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
相关文章:
- Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Tổng Thư ký LHQ: G20 quan trọng trong giải quyết khủng hoảng toàn cầu
- Hàn Quốc sẽ đầu tư vào nghiên cứu, phát triển 12 công nghệ chiến lược
- Cuba làm gì giữa cơn khủng hoảng điện "tồi tệ" nhất trong nhiều năm?
- Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- Xanh hóa năng lượng trong sản xuất: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán lớn nhất là nguồn vốn
- Đình chỉ công tác cô giáo bắt học sinh đứng lớp vì khoản tiền tài trợ giáo dục
- Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tăng 320 chỉ tiêu năm 2023
相关推荐:
- Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- Chống đối cán bộ Hải quan thi hành công vụ: Bị xử 15 tháng tù giam
- Ấn Độ ngừng sản xuất siro ho nghi liên quan đến 69 trẻ tử vong ở Gambia
- Con của người mẫu Thái Thiên Phượng được trường học tìm cách bảo vệ
- Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- Bắc Kinh gần như “ngừng hoạt động” khi triển khai nhiều biện pháp chống dịch COVID
- Bắt 3.000 quả trứng ngỗng nhập lậu
- Gian nan chống buôn lậu đường: Bài 1
- Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- Việt Nam đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế ASEAN
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads