【kết quả trận middlesbrough】Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thật sự vì doanh nghiệp
Đây là nội dung được bàn luận sôi nổi tại Hội thảo “Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp", do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 11/7.
Loại trừ bằng được cơ chế xin – cho
Tại Hội thảo, đánh giá về môi trường kinh doanh của nước ta và hệ thống các giải pháp hỗ trợ DN sản xuất kinh doanh hiện nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng và thuận lợi cho DN hoạt động và phát triển.
“Tuy nhiên, giữa chính sách và thực thi cũng như giữa chủ trương của Chính phủ và kỳ vọng của DN còn nhiều khoảng cách. Công tác hỗ trợ DNNVV còn mang tính dàn trải dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp chỉ nhận được hỗ trợ về đào tạo, đổi mới công nghệ, khuyến nông hoặc mở rộng thị trường… Do đó, trên thực tế, số lượng DN giải thể hoặc ngừng hoạt động có xu hướng tăng, chất lượng kinh doanh chưa được cải thiện, quy mô của các doanh nghiệp còn hạn chế. Mức đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật của DNNVV còn thấp...”, ông Đông phân tích.
Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 5 chương, 33 điều, nhấn mạnh các nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung vào các nội dung cụ thể gồm: hỗ trợ tiếp cận nguồn tín dụng, công nghệ, mặt bằng sản xuất kinh doanh, thông tin và tư vấn…
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, 400.000 DN nhỏ Việt Nam hiện nay đang tự chủ sản xuất, kinh doanh và hoạt động hỗ trợ của nhà nước chỉ diễn ra khi DN gặp khó khăn, chứ không phải là một chiến lược lâu dài, bài bản.
Bên cạnh đó, theo ông Lộc, mặc dù thời gian qua chúng ta đã nỗ lực cải cách và đạt được nhiều tiến bộ về môi trường kinh doanh. Song vẫn còn rất nhiều khó khăn, cản trở DN, trong đó một điều đáng lo ngại là chi phí không chính thức vẫn tiếp tục tăng lên, nhiều DN cho biết họ vẫn phải chi trả các loại chi phí không chính thức ngày càng lớn.
Đại diện tiếng nói của DN, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đánh giá, có tới 90% hoạt động của DN hiện nay có những lúc bị coi là vi phạm cũng được, coi là không vi phạm cũng được. Bởi lẽ, có đôi khi xét về luật thì không sao nhưng đối chiếu với nghị định và các loạt "giấy phép con, cháu, chắt" thì lại sai.
Trước thực tế đó, theo ông Lộc, việc hỗ trợ DN trong thời gian tới cần nằm trong một lộ trình bài bản và là chiến lược có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, chúng ta cần nhắm tới những DN có tiềm năng phát triển để hỗ trợ chứ không phải là những DN khó khăn triền miên và không có khả năng bứt phá vươn lên.
Vì vậy, điều này đòi hỏi việc xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV cần phải hướng đến mục tiêu giảm chi phí không chính thức và giảm thủ tục hành chính một cách triệt để. "Chúng ta phải quyết liệt loại trừ bằng được cơ chế xin – cho, không để "cơ chế" này tồn tại và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của DN”, ông Lộc nhấn mạnh.
Luật DNNVV phải thúc đẩy được phong trào khởi nghiệp
Tại hội thảo, một vấn đề được các đại biểu quan tâm hiện nay là chất lượng và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội, ngành hàng đối với nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV trong thời gian vừa qua. Đa số các đại biểu đánh giá, Việt Nam có tới hàng trăm hiệp hội ngành hàng ra đời với mục đích đại diện cho tiếng nói của DNNVV, thực hiện liên kết xúc tiến thương mại đầu tư, xây dựng mạng lưới liên kết của các DN… Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các tổ chức này chưa cao.
Do đó, các đại biểu đề xuất, Luật DNNVV phải thúc đẩy sự hỗ trợ của các hiệp hội ngành hàng đối với hoạt động của DN, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Đặc biệt, theo Chủ tịch VCCI, xây dựng Luật DNNVV phải thúc đẩy được phong trào khởi nghiệp, thúc đẩy DNNVV hiện có phát triển và kinh doanh bài bản hơn. Luật hỗ trợ DNNVV ra đời sẽ tạo nên khung khổ pháp lý, là công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy sự hỗ trợ cho DNNVV. Đồng thời cũng là động lực để đạt mục tiêu của Chính phủ đến năm 2020 sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp.
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty Economica chia sẻ, khi xây dựng và ban hành Luật hỗ trợ DNNVV chúng ta nên nghiên cứu và học hỏi cách làm của Nhật Bản.
“Khi làm luật cho DNNVV, các chính sách của Nhật Bản đã tập trung vào 3 vấn đề chính là khuyến khích sự sáng tạo của DN và DN khởi nghiệp, nâng cao trình độ quản lý của DNNVV và cuối cùng là tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV thích ứng với các thay đổi, biến động của nền kinh tế và các thay đổi trong xã hội”, ông Bình nhấn mạnh.
Quan điểm của bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho rằng, việc nghiên cứu dự thảo Luật, cần hướng tới một Luật thật sự của DNNVV với những nội dung như hỗ trợ DNNVV phát triển với tốc độ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và giúp khu vực DN này tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu./.
Tố Uyên
相关推荐
- Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- Bổ sung quy định về sát hạch lái xe các hạng C1, D1
- Giá vé máy bay tăng cao, cử tri kiến nghị xem lại các khoản phí, lệ phí
- Cao tốc Pháp Vân
- Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- Pháp trao Huân chương Quốc công cho 2 cá nhân
- Đà Nẵng: Phát hiện các sản phẩm bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Tạo đột phá về thể chế để đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước