Thương mại điện tử,ảiquyếtbàitoánantoànthôngtinthươngmạiđiệntửkèo 2-2.5 tiềm năng song hành cùng thách thức Theo Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam và phân tích của trang GlobalData’s E-Commerce Analytics, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 18% mỗi năm. Thị trường này dần trở thành điểm sáng trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, vào năm 2020, ví điện tử MoMo đã ghi nhận 403 triệu giao dịch, với tổng giá trị ước tính đạt 14 tỷ USD. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đó lại tiềm ẩn những nguy cơ lớn. Báo cáo mới nhất cho thấy trong năm 2023, Việt Nam ghi nhận tới 13.900 vụ tấn công mạng, gây thiệt hại lên tới 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP. Các doanh nghiệp thương mại điện tử là mục tiêu hàng đầu, nhưng 37% doanh nghiệp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thừa nhận vẫn chưa đầu tư đầy đủ cho bảo mật. ThS Nguyễn Thị Thu Thủy - Học viện Kỹ thuật mật mã nhận định: "Thách thức về an toàn thương mại điện tử ngày càng lớn khi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi. Nếu không có giải pháp kịp thời, niềm tin của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng". Ảnh minh họa Các mối đe dọa chính đối với thương mại điện tử bao gồm 1. Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS): Đây là hình thức tấn công phổ biến nhất, khiến hệ thống quá tải và ngừng hoạt động. Hacker sẽ điều hướng một lượng lớn truy cập ảo đến trang web, gây tắc nghẽn và khiến dịch vụ ngừng hoạt động. 2. Tấn công Cross-Site Scripting (XSS): Tin tặc chèn mã độc vào trang web để đánh cắp thông tin từ trình duyệt của người dùng. Đây là dạng tấn công cực kỳ nguy hiểm đối với các doanh nghiệp thiếu giải pháp bảo mật toàn diện. 3. SQL Injection và các dạng tấn công khai thác lỗ hổng: SQL Injection khai thác các lỗ hổng trong hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu để chiếm quyền điều khiển và đánh cắp dữ liệu nhạy cảm. 4. Giả mạo và gian lận giao dịch: Các giao dịch ảo, giả mạo tài khoản và lừa đảo thanh toán không chỉ gây tổn thất kinh tế mà còn làm giảm niềm tin của người tiêu dùng. Các yêu cầu cấp thiết về an toàn thông tin Để đảm bảo an toàn cho hệ thống thương mại điện tử, ThS Nguyễn Thị Thu Thủy khuyến cáo, các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau: Tăng cường an toàn cho dữ liệu: Các hệ thống cần phải liên tục cập nhật và tăng cường các biện pháp bảo mật và sao lưu dữ liệu nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, vi phạm dữ liệu và trộm cắp thông tin. Cảnh giác trước giả mạo và gian lận: Việc giả mạo thông tin cá nhân và tài khoản trực tuyến được thực hiện bởi những giao dịch ảo dẫn tới thất thoát lớn cho người tham gia thương mại điện tử. Tăng cường pháp luật và tuân thủ: Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ tuân thủ tất cả các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của khách hàng. Chống lại các loại tấn công mới: Các nhà quản lý hệ thống phải duy trì sự cảnh giác và cập nhật những biện pháp bảo mật mới để chống lại các loại tấn công. Quản lý rủi ro và tuân thủ chuẩn mực: Cần có quy trình quản lý rủi ro và tuân thủ nhằm giảm thiếu rủi ro mất dữ liệu, tổn thất về uy tín và các hậu quả tài chính nghiêm trọng. Giải pháp thanh toán an toàn: Các phương thức thanh toán trực tuyến phải được bảo vệ chặt chẽ để ngăn chặn gian lận thanh toán và tránh các vấn đề liên quan đến việc tiết lộ thông tin tài chính của khách hàng. Bảo vệ khỏi các mối đe dọa nội bộ: Ngoài các mối đe dọa từ bên ngoài, các tổ chức cũng phải đối mặt với các vấn đề bảo mật nội bộ, bao gồm việc kiểm soát quyền truy cập, giám sát hoạt động nhân viên và ngăn chặn các mối đe dọa từ bên trong. Giáo dục và tạo năng lực: Cần triển khai thường xuyên các chương trình đào tạo nhận thức an toàn cho nhân viên, tạo một văn hóa an toàn trong tổ chức. Tóm lại, các mối đe dọa tới giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển và tinh vi hơn. Để đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng và duy trì tính an toàn của hệ thống thương mại điện tử, các tổ chức cần áp dụng các biện pháp an toàn hiệu quả và liên tục nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho tất cả nhân viên và người dùng. Các giải pháp công nghệ nâng cao bảo mật Sau đây là một số giải pháp mà doanh nghiệp cần áp dụng để bảo vệ hệ thống thương mại điện tử của mình. Chống xâm nhập, tấn công từ chối dịch vụ phân tán: Doanh nghiệp cần phòng chống và cài đặt các hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/ IPS) và ngăn chặn các cuộc tấn công DDOS toàn diện cho hệ thống. Sử dụng tường lửa: Tường lửa hay các thiết bị tường lửa thế hệ mới sẽ tạo nên một lớp an toàn toàn diện cho hệ thống website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tránh được những kỹ thuật tấn công XSS, SQL Injection cùng nhiều cuộc tấn công mạng khác của tin tặc. Đảm bảo an toàn cho website và máy chủ: Các quản trị viên cần sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi theo định kỳ; Trang bị thêm lớp bảo vệ cho máy chủ như giám sát, phân tích, ngăn chặn các hành vi gây hại; tích hợp tính năng Machine-Learning, Behavior Monitoring cho phép phân tích những mã độc chưa được biết đến; Phân quyền quản trị website theo đúng vai trò từng kiểu người dùng trong tổ chức để giảm thiểu rủi ro, v.v. Sử dụng giao thức an toàn HTTPs: Là chuẩn bắt buộc cho mọi website gồm thương mại điện tử. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên lựa chọn các bên cung cấp giải pháp thanh toán thứ ba uy tín để xử lý các giao dịch từ website, tránh tự ý lưu trữ thông tin dữ liệu liên quan đến thẻ tín dụng của khách hàng. Sử dụng các kỹ thuật an toàn như: mã hóa, chữ kí số, chữ ký kép. Truyền và chia sẻ dữ liệu sử dụng các giao thức an toàn như HTTPs, TLS và SET. Đặc biệt, doanh nghiệp luôn tuân thủ theo các chuẩn an toàn như PCI DSS. VNIS (VNETWORK Internet Security) của Công ty Cổ phần VNETWORK là một trong những nền tảng bảo mật tiên tiến nhất hiện nay với các tính năng như: Chống tấn công DDoS với quy mô lên tới hàng Tbps; Bảo vệ chống khai thác lỗ hổng bảo mật như SQL Injection và XSS; Bot Management, giúp kiểm soát và ngăn chặn bot độc hại; Chống chiếm quyền tài khoản (ATP), đảm bảo an toàn cho dữ liệu khách hàng. Với hạ tầng mạnh mẽ gồm 2.300 PoPs CDN trên toàn cầu và khả năng xử lý 9 tỷ request mỗi ngày, VNIS giúp doanh nghiệp duy trì hệ thống ổn định và an toàn, ngay cả trong các tình huống tấn công mạng quy mô lớn. Thương mại điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển lớn nhưng cũng phải đối mặt với thách thức về an toàn thông tin. Để xây dựng niềm tin bền vững cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống bảo mật, đồng thời kết hợp các công nghệ tiên tiến như AI, IoT và Machine Learning. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp công nghệ và pháp lý sẽ không chỉ bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa mạng mà còn tạo tiền đề vững chắc để thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ và an toàn trong tương lai. Duy Trinh |