【kết quả adelaide】Châu Á cần đi tiên phong trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Ngày 26/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị quốc tế về tương lai châu Á lần thứ 27 được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản.
Hội nghị lần này có sự tham dự bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến của lãnh đạo nhiều quốc gia châu Á như Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch nước Lào, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Thái Lan, Thủ tướng Singapore, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Bangladesh, Tổng thống Sri Lanka, cùng hơn 500 đại biểu là đại diện Chính phủ các nước, các cơ quan nghiên cứu, học giả và doanh nghiệp trong và ngoài khu vực.
Với chủ đề "Định hình vai trò của châu Á trong một thế giới chia tách", Hội nghị tập trung thảo luận về tình hình thế giới, khu vực và các giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của châu Á trong duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, tăng cường hợp tác giữa các quốc gia nhằm ứng phó hiệu quả với những biến chuyển to lớn và nhanh chóng của thế giới.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đánh giá khu vực châu Á đang chứng kiến những chuyển biến sâu sắc mang tính lịch sử với bốn dòng chảy chính hết sức sâu rộng, bao gồm: (i) sự nổi lên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra một thời kỳ phát triển hoàn toàn mới cho nhân loại, tạo cơ hội phát triển đột phá-đó là kỷ nguyên số; (ii) hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn, song thế giới và khu vực đang phải đối mặt với sự gia tăng cạnh tranh chiến lược, xung đột cục bộ, nguy cơ phân tách và đối đầu; (iii) tương quan sức mạnh chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng đa trung tâm, trong đó khu vực châu Á tiếp tục là một trung tâm quyền lực kinh tế-chính trị-công nghệ toàn cầu; (iv) đại dịch COVID-19 gây ra khủng hoảng toàn cầu với quy mô sâu rộng và hệ lụy toàn diện trên mọi cấp độ quốc gia, khu vực và thế giới, đẩy nhanh các chuyển dịch lớn đã diễn ra kể từ cuộc khủng hoảng 2008-2009.
Nhấn mạnh khu vực châu Á đã cùng nhau vượt lên và vươn lên mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và đại dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng giai đoạn 10 - 20 năm tới có tính then chốt đối với thời kỳ chuyển đổi cục diện ở châu Á và trên thế giới.
Dự báo từ nay đến năm 2030, khu vực châu Á tiếp tục là khu vực tăng trưởng nhanh nhất và tỉ trọng đóng góp vào GDP toàn cầu sẽ tăng từ 45% GDP hiện nay lên hơn 50%.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu một số đề xuất quan rọng nhằm tăng cường hợp tác, duy trì thịnh vượng ở cấp độ khu vực, toàn cầu và phát huy vai trò của châu Á.
Trước hết, khu vực cần tăng cường trách nhiệm gìn giữ và kiến tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển và thịnh vượng trên cơ sở mẫu số chung là hợp tác, hiểu biết, lòng tin và trách nhiệm.Trong bối cảnh khu vực và quốc tế đang phải tập trung nguồn lực để xử lý các vấn đề cấp bách chưa có tiền lệ, thì trên hết và trước hết các nước cần đóng góp có trách nhiệm đối với các vấn đề này; cần tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi. Đối với vấn đề Biển Đông, cần giải quyết các tranh chấp và bất đồng bằng giải pháp hòa bình, thượng tôn pháp luật, nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Hai là,châu Á cần tiên phong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tinh thần hợp tác và liên kết theo hướng mở, bao trùm, công bằng, bền vững và dựa trên luật lệ. Cần có cách tiếp cận toàn cầu để giải quyết các vấn đề toàn cầu ngày càng cấp bách; tăng cường hợp tác, lòng tin giữa các nước châu Á, nâng cao năng lực thích ứng, tự cường trước những biến đổi mau lẹ của tình hình.
Ba là, các nước cần nỗ lực cùng nhau bảo đảm các nền tảng thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng của các quốc gia và khu vực châu Á, từ đó tiếp tục duy trì vai trò của châu Á là một động lực then chốt của tăng trưởng toàn cầu. Theo đó, các nước cần xây dựng kinh tế tự cường gắn với hội nhập quốc tế, có khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài; phối hợp xử lý các vấn đề mới, các thách thức toàn cầu đang nổi lên.
Bốn là,với vị thế một trong những khu vực đi đầu về công nghệ số và chuyển đổi số, Châu Á cần tiên phong khởi xướng, thúc đẩy các động lực mới cho phát triển như khoa học công nghệ, công nghệ số, tăng trưởng xanh, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, quan tâm và tạo thuận lợi về thể chế, nguồn lực, năng lực để khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành một động lực tăng trưởng nội sinh mạnh mẽ.
Năm là,châu Á cần tiếp tục đẩy mạnh hội nhập và liên kết với các khu vực và các đối tác then chốt trên thế giới.Sự phục hồi hậu COVID của châu Á sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng duy trì thương mại và đầu tư cả trong nội khối cũng như với các khu vực bên ngoài.
Đánh giá cao vai trò quan trọng của Nhật Bản đối với thịnh vượng và phồn vinh của châu Á, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Nhật Bản đã đi đầu thúc đẩy các ý tưởng và là mắt xích then chốt trong cấu trúc liên kết kinh tế, các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khôi phục chuỗi cung ứng và tăng cường hợp tác thương mại – đầu tư.
Trong bối cảnh đó, trên cơ sở nền tảng của mối quan hệ đối tác chiến lược rộng mở, tin cậy giữa Việt Nam và Nhật Bản, Phó Thủ tướng khẳng định hai nước có nhiều tiềm năng để bổ sung, tương trợ lẫn nhau và cùng có lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển bền vững ở châu Á và trên thế giới.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ Việt Nam ưu tiên phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường; xác định lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và động lực phát triển; luôn chú trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng môi trường văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh.
Với mong muốn xây dựng môi trường hòa bình ổn định ở châu Á và trên thế giới, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương; tiếp tục là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trên thế giới, là thành viên tích cực và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định Việt Nam đã đưa ra cam kết ở mức rất cao tại Hội nghị COP26 nhằm chia sẻ trách nhiệm hướng tới phát triển xanh, bền vững. Trong bối cảnh thế giới đối mặt với thách thức an ninh lương thực, Việt Nam tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu nông sản và lương thực.
Theo VGP
Việt Nam sẽ xem xét tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao tại họp báo thường kỳ chiều 26/5, nhấn mạnh, đây mới chỉ là quá trình khởi động cho tiến trình thảo luận, việc tham gia khuôn khổ phụ thuộc vào kết quả quá trình thảo luận.-
Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan SinghKhái niệm 'Đảng cầm quyền' trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí MinhThanh niên Phụng Hiệp lập thân lập nghiệpCâu lạc bộ Tình nguyện vì người nghèoTây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước'Ngày nào khu HH Linh Đàm cũng có báo cháy, không biết khắc phục thế nào'ASEAN cùng đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm và lập trường chung về Biển ĐôngMột số lãnh đạo bị cách chức do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũngSạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuậtBảng… rách
下一篇:Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Bà Huỳnh Thị Chiến Hòa giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk
- ·Thêm 2 lô C2, Rồng đỏ bị dừng lưu thông
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi phát huy mạnh mẽ tình dân tộc, nghĩa đồng bào
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris, bắt đầu các hoạt động tại Pháp
- ·Trung ương giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 14
- ·Hạn, mặn gây ảnh hưởng sức khỏe con người
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Khuất tầm nhìn !
- ·Bảo vệ vườn cây ăn trái
- ·Bảng sắp… rơi !
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Hai Thủ tướng quyết tâm xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình
- ·Ông Nguyễn Văn Kiên được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hải Dương
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xác định cứu dân là ưu tiên cao nhất
- ·Siêu máy tính dự đoán Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1
- ·Thủ tướng: Dứt khoát không được để thiếu điện năm 2025
- ·Tháo gỡ vướng mắc thể chế, dồn sức phát triển kinh tế
- ·Thủ tướng yêu cầu giảm thiểu dòng chảy về hồ thủy điện Thác Bà
- ·Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- ·Trung tướng Nguyễn Minh Chính: Không gian mạng vốn đã không an toàn
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn 3 bộ trưởng
- ·Bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Nhiều người dân vẫn ra Bến xe Miền Đông tìm vé ngày cao điểm
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Mùi của… Tết
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với tân Thủ tướng Thái Lan
- ·Hộ Khmer vượt khó
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Gia đình bà Chính cần giúp đỡ
- ·Quan hệ đặc biệt 'có một không hai' Việt
- ·Lần đầu tiên tiêu hủy heo nhiễm chất cấm
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là yêu cầu cấp bách