当前位置:首页 > Thể thao

【mannhan.tv trực tiếp bóng đá】Hiệu quả từ tiết giảm chi phí

hieu qua tu tiet giam chi phi

Để tiết giảm chi phí,ệuquảtừtiếtgiảmchiphímannhan.tv trực tiếp bóng đá các DN cần phải xác định được phương pháp quản trị, kinh doanh hợp lý. (Ảnh: Danh Lam)

Con đường đúng

Đầu năm 2012, Nghị quyết 01/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012, cũng như Công văn số 867/BTC-TCDN của Bộ Tài chính về việc tiết giảm 5-10% chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ để các DN tiến hành tái cơ cấu và có những phương án thực hiện tiết giảm chi phí hợp lý.

Chính vì thế, ngay trong năm 2013, báo cáo về kết quả thực hiện tiết giảm chi phí, giảm giá thành tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước của Bộ Tài chính cho biết, các đơn vị này đã thực hiện tiết kiệm được 13.603,1 tỷ đồng, bằng 112% so với kế hoạch. Trong đó: Tiết kiệm chi phí quản lý là 2.678,4 tỷ đồng (bằng 111,7% số đăng ký); tiết kiệm các yếu tố chi phí khác (nguyên nhiên vật liệu, năng lượng...) là 10.924,7 tỷ đồng (bằng 112% số đăng ký).

Tiếp nối thành công này, trong những năm tiếp theo, các DN và bộ, ngành đều có chỉ đạo, rà soát việc thực hiện tiết giảm chi phí. Tiêu biểu, trong phát biểu tại cuộc họp rà soát tiêu chuẩn, giải pháp thiết kế để giảm chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông vào tháng 4-2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, việc rà soát để giảm chi phí đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã được Bộ thực hiện từ vài năm nay và đã tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng. Hơn nữa, Cục Quản lý xây dựng cần phải rà soát lại tất cả các khâu từ khảo sát, thiết kế, các giải pháp thi công... để giảm mức chi phí đầu tư từ 15-20%. “Nguồn vốn cho giao thông trong 5 năm tới là 600 nghìn tỷ đồng, nếu làm được điều đó, mỗi năm tiết giảm được 24 nghìn tỷ đồng. Đây là một con số cực kỳ lớn”, Bộ trưởng nói.

Nhìn chung, các DN lớn thuộc mọi loại hình trên cả nước đều cố gắng có phương án tiết giảm chi phí một cách hữu hiệu nhất và đã có nhiều thành công nhất định. Theo báo cáo tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PVN đã thực hiện rà soát lại tất cả các nhiệm vụ, chi phí dự kiến của năm 2015, cắt giảm tối đa chi phí, nhiệm vụ chưa thật cấp bách. Đến cuối tháng 6-2015, toàn Tập đoàn đã tiết giảm được 60,4 nghìn tỷ đồng, giảm 14% so với tổng chi phí được duyệt. Tương tự, trong nửa đầu năm 2015, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cũng đã tiết giảm được 200 tỷ đồng từ công tác phát triển các sáng kiến, giảm chi phí tồn kho, vận chuyển an toàn sản phẩm.

Cần phương pháp

Có thể nói, hiệu quả từ tiết giảm chi phí dù ở DN nào cũng đều cần đến một hướng đi và cách làm đúng. Các DN hiện nay có rất nhiều phương pháp quản trị hiện đại giúp tinh gọn sản xuất, tiết giảm được chi phí không chỉ là chi phí về vật chất, nguyên liệu, vận tải… (chi phí hữu hình) mà còn giúp giảm những lãng phí không nhìn thấy được khi cách nghĩ và cách làm của người lao động bị sử dụng sai mục đích, không phục vụ cho công việc (chi phí vô hình). Các mô hình này có thể kể đến như: 5S, Kaizen, Quản lý trực quan, Jidoka, TPM,...

Theo bà Trần Thị Ái Vân, Giám đốc điều hành Viện Nền móng và Công trình ngầm, Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm Fecon, hiện Công ty đang áp dụng phương pháp quản trị PDCA (Công cụ quản lý và cải tiến liên tục với chu trình vòng tròn: lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh). Những ngày đầu tiên thực hiện còn gặp nhiều khó khăn khi nhận thức của người lao động không đồng đều, nên công ty phải áp dụng từng bước, dần dần sau một thời gian đã thành công, giảm bớt được những lãng phí cả về hữu hình và vô hình.

Cũng chia sẻ về cách làm của DN mình, bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Traphaco cho hay, Traphaco đang áp dụng phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc 5S của Nhật Bản (sàng lọc - sắp xếp - sạch sẽ - săn sóc – sẵn sàng). Nhờ đó, không chỉ nhà xưởng được sạch sẽ mà tiến độ thực hiện công việc của công nhân viên trong Công ty cũng được cải thiện hơn lên, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thời đại là cạnh tranh bằng năng suất lao động.

Nói về tầm quan trọng của việc tìm ra một phương pháp giúp tiết giảm chi phí DN, TS. Nguyễn Đăng Minh, Phó Giám đốc Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển DN, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, Việt Nam là một quốc gia đông nhân lực, nhiều người tài nhưng chúng ta thiếu nguồn vốn, nguồn lực để phát triển kinh tế. Vì thế, nếu DN biết tận dụng được lợi thế này qua mô hình quản trị đúng đắn thì đây là những nguồn lực sẵn có, chúng ta sẽ không phải đi vay, đi xin tài trợ ở đâu cả. Chúng ta cần dùng tư duy, trí tuệ của người Việt để cắt giảm chi phí trong cách nghĩ, cách làm.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, bên cạnh một bộ phận DN Việt Nam đã có sự quan tâm đến hiệu quả của các phương pháp nhằm tiết giảm chi phí nhưng để nhân rộng mô hình này xuống các DN vừa và nhỏ hay DN ở những vùng miền xa trung tâm thì không những cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, Hiệp hội DN ngành nghề mà cần sự nhận thức mạnh mẽ hơn nữa từ người lãnh đạo DN.

分享到: