【lịch bóng đá ngoai hang anh】Tuổi già tần tảo mưu sinh

 人参与 | 时间:2025-01-10 21:15:48

Hiền Lương

BPO - Suốt một thời tuổi trẻ lao động mưu sinh,ổigiagravetầntảomưlịch bóng đá ngoai hang anh đến khi về già ai cũng mong muốn có cuộc sống viên mãn, được nghỉ ngơi, yên vui bên con cháu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà không ít “mái đầu bạc” phải nặng gánh mưu sinh trên các ngả đường thành thị hay chốn thôn quê... Dù vất vả, khổ cực nhưng họ vẫn lạc quan, không buông xuôi và chỉ mong có sức khỏe, tiếp tục lao động để cuộc sống tuổi già bớt chênh vênh.

Cụ ông Võ Bá Mỹ ở khu phố Suối Đá, phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài năm nay 86 tuổi, mỗi ngày ông bắt đầu rời khỏi nhà vào 5 giờ sáng cho đến khi bán hết vé số mới trở về. Hôm nào may mắn được nhiều người ủng hộ thì đến trưa là bán hết vé, có hôm thì phải qua buổi chiều. Khu vực cụ hay bán chủ yếu là chợ Đồng Xoài, cứ đi mệt cụ lại tìm chỗ ngồi, vừa nghỉ chân vừa bán. Cụ Mỹ kể, cụ quê ở tỉnh Đồng Tháp lên Bình Phước đã 25 năm. Cụ có một người con trai sống dưới quê nhưng bị tai biến nên không giúp được gì cho cụ. Lúc còn khỏe vợ chồng cụ làm các loại bánh để bán. 2 năm nay cụ bà mất, sức khỏe cụ yếu nên chọn đi bán vé số để sống qua ngày, nhưng khổ nỗi nhiều khi đi bán bị kẻ gian cướp giật, lừa vé số.

Bà Đoàn Thị Diệp đi bán vé số

“Đầu năm nay có một thanh niên đến mua của tôi 40 tờ vé số, nhưng trả tiền có 10 tờ. Nó nhằm vào mấy ông già yếu như tôi để lừa, chứ thanh niên, người khỏe nó đâu dám. Tôi bị 2 lần, năm ngoái 1 lần, năm nay 1 lần” - cụ Mỹ buồn bã chia sẻ.

Thấy cụ hiền lành lại già yếu, nhiều tiểu thương ở chợ Đồng Xoài đã giúp đỡ khi thì ít gạo, ít đồ ăn, khi thì vài trăm ngàn đồng giúp cụ trả tiền bù lỗ vé số cho đại lý. “Mình thấy người già nhưng vẫn tự lực cánh sinh, không dựa dẫm vào ai, chọn việc lương thiện để kiếm sống, làm gương cho những người trẻ. Một người già như vậy còn kiếm được việc làm chân chính thì những người trẻ cũng phải học tập theo” - chị Văn Thị Thúy Hoa, tiểu thương chợ Đồng Xoài tâm sự.   

Đã lâu lắm rồi, từ khi Đồng Xoài còn là thị xã, hình ảnh một người phụ nữ gốc Huế chở trên chiếc xe đạp cũ rổ bánh bột lọc, bánh nậm, bánh giò, bánh ít bán ở chợ Đồng Xoài đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Giờ xe bánh vẫn bán, nhưng người phụ nữ ấy không còn trẻ. Bà là Nguyễn Thị Vê, 75 tuổi, ngụ khu phố Tân Đồng 1, phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài. “16 tuổi là tôi bắt đầu làm bánh bột lọc với mẹ, lớn lên đi lấy chồng vẫn làm nghề này, nghề gia truyền mà” - bà Vê cho hay.   

Bà Nguyễn Thị Vê và nghề làm bánh lọc truyền thống 

Ở Đồng Xoài có rất nhiều địa chỉ làm bánh bột lọc Huế, nhưng bánh bột lọc bà Vê vẫn giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng. Theo bà Vê, tất cả công đoạn làm nên chiếc bánh bột lọc Huế phải được cân đo, đong đếm thật kỹ với mong muốn mỗi chiếc bánh làm ra phải vừa đẹp mắt vừa ngon miệng, đạt chuẩn giữa các tỷ lệ bột, nhân. “Làm bánh mỗi người có một bí quyết riêng. Nhưng nhìn chung nghề này cũng đơn giản, nên mình làm bán được ngày nào, năm nào thì bán, khi nào già yếu thì nghỉ. Hiện trung bình mỗi ngày mình bán được 1 triệu đồng cả vốn lẫn lời” - bà Vê cho biết.

“Cuộc sống khó khăn nên chưa khi nào bà dám thưởng cho mình một bữa ăn ngon, bởi còn phải tiết kiệm để cuối tháng mua gạo, trả tiền điện, tiền nước và nuôi 2 cháu nội khi con trai đi làm ăn xa”. Đó là lời kể của cụ bà Nông Thị Tiến ở ấp Phước Tân, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú đang mưu sinh bằng nghề bán các loại lá cây thuốc nam ở chợ Đồng Xoài.

Cụ bà Nông Thị Tiến ở ấp Phước Tân, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú mưu sinh bằng nghề bán thuốc nam

Cụ Tiến là người dân tộc Tày, vào Bình Phước làm rẫy sinh sống đã hơn 40 năm. Nay tuổi cao cụ không làm được việc nặng nên chuyển qua thu mua các loại lá cây thuốc nam rồi đem ra chợ bán. Cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng cụ vẫn không nghĩ phải dựa dẫm vào con cháu. Với cụ, còn sức khỏe là còn lao động, đến khi nào không còn đi đứng nổi, không thể lo cho bản thân thì mới để các con chăm sóc.

Theo thống kê tại Việt Nam, trong số hơn 13 triệu người cao tuổi, có hơn một nửa không có lương hưu và trợ cấp, trong đó có gần 40% người từ 60-64 tuổi, gần 30% người từ 70-79 tuổi và 10% người hơn 80 tuổi vẫn phải lao động để kiếm sống. Nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn đang đè nặng lên vai, khiến việc tận hưởng cuộc sống an nhàn, sum vầy cùng con cháu còn xa vời với nhiều người cao tuổi.

Lẫn trong nhịp sống sôi động hằng ngày còn đâu đó những mảnh đời thiếu may mắn đang mải miết mưu sinh quên mất tuổi. Và chắc hẳn chẳng ai muốn phải lặn lội ở tuổi gần đất xa trời để kiếm miếng ăn nuôi bản thân cùng gia đình. Nhưng cuộc sống khó khăn hay sự trái ngang của cuộc đời… buộc các cụ phải dấn thân làm lụng.

Mặc dù đã có nhiều động thái, hoạt động chăm lo cho người cao tuổi, thế nhưng sự hỗ trợ đó chỉ giúp họ vơi bớt một phần khó khăn trong khi cuộc sống còn quá nhiều lo toan và họ vẫn phải đêm ngày nỗ lực lao động kiếm sống bằng chính sức lực của mình. Bởi phía sau những cuộc đời ấy luôn có những câu chuyện chưa được nói hết…

顶: 179踩: 81191