【kèo tài xỉu 0.5-1 là gì】Tạo mọi điều kiện để giữ chân người lao động

[Cúp C1] 时间:2025-01-11 01:20:37 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:95次
Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động,ạomọiđiềukiệnđểgiữchânngườilaođộkèo tài xỉu 0.5-1 là gì người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Người lao động nên chuẩn bị gì để nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất?
Gói cho vay trả lương người lao động mới giải ngân được hơn 5%
Công an TPHCM hỗ trợ, tạo điều kiện người dân quay về thành phố
Bốn kiến nghị hỗ trợ người lao động của 14 hiệp hội ngành hàng

1,7 triệu lao động phải tạm nghỉ việc, giãn việc

Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến "Nguồn nhân lực lao động cho TPHCM và các tỉnh lân cận sau đại dịch" được tổ chức chiều ngày 1/10, đánh giá về thị trường lao động tại TPHCM, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết, hiện TPHCM có trên 470.000 DN đang đăng ký hoạt động, trong đó trên 15.000 DN FDI với trên 3,2 triệu công nhân. Nhưng trong 5 tháng qua, chỉ có 70 DN hoạt động "3 tại chỗ" với 600.000 lao động, trong khi đó 1,7 triệu lao động phải tạm nghỉ việc, giãn việc không hưởng lương.

Ở TPHCM, DN vừa và nhỏ chiếm 98% nên lượng lao động bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là ngành may mặc, giày da, dịch vụ thương mại, giao thông. Hầu hết các DN chịu không nổi, nhiều DN phá sản. Về cung ứng lao động, 5 tháng qua tỉ lệ lao động nghỉ làm hưởng Bảo hiểm thất nghiệp khoảng trên 100.000 người và 500.000 lao động nghỉ làm.

“Muốn sản xuất an toàn phải đảm bảo 32 tiêu chí trong bộ tiêu chí của TPHCM cũng như các khuyến cáo của Bộ Y tế. TPHCM chia làm 3 giai đoạn để phục hồi kinh tế với tinh thần rất thận trọng. Theo đó, một số ít doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” hoặc “4 xanh”, còn lại đa số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, tạm thời cho người lao động nghỉ việc.

Ông Phan Kỳ Quan Triết, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM cho biết, thời điểm này, nhiều DN khác đã bắt đầu kế hoạch để chuẩn bị hoạt động trở lại. Dự kiến nhu cầu nhân lực quý 4/2021 cần khoảng 43.654 – 56.869 chỗ làm việc, nhu cầu nhân lực có xu hướng tăng ở lao động bán thời gian. Tuy nhiên, với số lao động về quê ồ ạt trước thời điểm địa phương có hoạt động kiểm soát di chuyển, khiến việc sắp xếp lại nhân sự, lao động tại doanh nghiệp là một vấn đề trọng yếu.

Nhiều doanh nghiệp cần nguồn lao động để tái phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh Lê Hương
Nhiều doanh nghiệp cần nguồn lao động để tái phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Lê Hương

Nhu cầu cao vào quý 4

Cũng theo ông Phan Kỳ Quan Triết, dù gặp nhiều khó khăn nhưng để duy trì hoạt động, DN đã chủ động lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới và liên lạc nhân sự cũ đang tạm nghỉ, thiết kế nhiều chế độ ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút người lao động yên tâm quay trở lại làm việc.

Bên cạnh đó, với nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, tăng cường công tác tiêm ngừa vắc xin Covid-19, cùng với sự hỗ trợ của Thành phố trong việc chuẩn bị phương án đón người lao động ở các tỉnh/thành thuận tiện, an toàn quay trở lại làm việc, dự kiến nhu cầu tuyển dụng lao động trong những tháng cuối năm 2021 sẽ có nhiều khả quan hơn, kỳ vọng thị trường lao động Thành phố sẽ từng bước phục hồi và sớm khởi sắc trở lại, dù vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Có cùng nỗi lo “khát” lao động, theo ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, dự báo, Bình Dương có thể thiếu hụt 40.000-50.000 lao động. Bình Dương hiện có số lao động khoảng 1,2 triệu người với khoảng 50.000 DN. Thời gian qua, chỉ có khoảng 3.500 DN "3 tại chỗ" với khoảng 250.000 người, như vậy khoảng 750.000 người phải ngừng việc.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt vấn đề cung ứng lao động cho DN phục hồi sản xuất, tỉnh Bình Dương đã tiến hành nhiều giải pháp. Đó là thực hiện tốt công tác an sinh xã hội mà Bình Dương đã làm trong thời gian qua. Sắp tới, Bình Dương sẽ tiếp tục chi hỗ trợ cho khoảng 300.000 người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đây là giải pháp đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong điều kiện khó khăn hiện nay, giúp họ gắn bó với DN và gắn bó với địa phương.

“Ngoài ra, khi DN bắt đầu hoạt động, tỉnh sẽ triển khai Nghị quyết 68 về hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động, đồng thời chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm kết nối chặt chẽ với DN để kết nối người lao động nhanh chóng tìm được việc làm và giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cho DN. Khi dịch bệnh được kiểm soát, giao thông được kết nối, tỉnh sẽ kết nối với các tỉnh, thành để điều tiết cung cầu lao động giữa các địa phương, đảm bảo vấn đề việc làm cho người lao động”, ông Phạm Văn Tuyên cho biết thêm.

Ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Lương thực và Thực phẩm TPHCM, Tổng giám đốc Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn:

Tạo mọi điều kiện để giữ chân người lao động

Công ty Thủy hải sản Sài Gòn có 400 lao động. Khi thực hiện sản xuất "3 tại chỗ", công ty có 200 lao động tham gia. Công ty nhận thấy nếu làm không tốt, chăm lo không tốt cho người lao động thì sau đại dịch, nguy cơ thiếu lao động sẽ rất cao. Vì thế, khi thực hiện "3 tại chỗ", ban lãnh đạo công ty cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người lao động. Công ty chủ động chăm lo suất ăn tốt hơn, thêm rau, thêm trái cây để tăng cường sức khoẻ cho người lao động.

Mặt khác, với những người lao động của công ty không tham gia "3 tại chỗ" đang ở nhà, ở trọ, công ty cũng tiến hành các công việc chăm lo như việc đi chợ hộ cho người lao động ở nhà để giúp họ tránh tiếp xúc, tránh lây nhiễm, yên tâm ở nhà phòng chống dịch. Theo thống kê, chỉ có khoảng 20 trong tổng số 400 lao động của công ty về quê, số này sẵn sàng quay lại nhà máy trong nay mai.

Hôm nay 1/10, có 300/400 người lao động của công ty đã quay lại làm việc sau khi mọi khâu chuẩn bị an toàn phòng chống dịch được thực hiện kỹ.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接