【bxh bd h2 duc】Gửi tình yêu vào đá
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:04:35 评论数:
Hẹn gặp Phan Thanh Hùng nhưng anh cứ chần chừ bố trí thời gian gặp bởi lẽ thời điểm này anh đang nhận nhiều công trình điêu khắc đá ở trong và ngoài tỉnh. Sau nhiều lần thuyết phục,ửitìnhyêuvàođábxh bd h2 duc anh Hùng đồng ý dành cho tôi một giờ đồng hồ để trò chuyện…
Yêu đá từ thuở nhỏ
Từ nhỏ Phan Thanh Hùng có một tình yêu đặc biệt với những khối đá vô tri vô giác. Ngoài việc học, hàng ngày Hùng tìm đến đá để…làm bạn. Bởi thế mà sau khi tốt nghiệp cấp ba, Hùng ra tận Hà Nội để học nghề điêu khắc đá đồng thời nung nấu ước mơ thi vào khoa điêu khắc của một trường mỹ thuật nào đó.
Đá được Hùng xem như người bạn tri kỉ |
Năm 2006, Phan Thanh Hùng trở lại Huế nộp đơn rồi thi đỗ vào khoa Điêu khắc của Trường đại học Nghệ thuật Huế. Từ đây, niềm đam mê thưở bé xíu của Hùng bắt đầu được thỏa mãn. Hùng tâm sự: “Gia đình mình chẳng ai theo nghề điêu khắc đá nhưng lạ thay từ nhỏ mình lại gắn bó mật thiết với những khối đá, viên đá. Ngoài năng khiếu về hội họa, mình có niềm đam mê đặc biệt với môn nghệ thuật điêu khắc đá. Tuy nhiên, ở Huế điêu khắc đá chưa thực sự phát triển nên mình ra Hà Nội học nghề tại một cơ sở mỹ nghệ. Một thời gian sau, mình dành dụm được ít tiền quay trở lại Huế và thi đỗ vào Trường đại học Nghệ thuật Huế”.
“Sau hơn chục năm bén duyên với nghề điêu khắc đá. Những tác phẩm của mình được tham dự nhiều cuộc triển lãm như, Festival Huế 2014, Triễn lãm mỹ thuật Huế, Hội chợ làng nghề 2015, Hội chợ xuân, Hội chợ Thuận An biển gọi…Đặc biệt, năm 2009, khi còn là sinh viên, một số tác phẩm về chủ đề bảo vệ môi trường của mình được tham dự triển lãm tại Canada”, Phan Thanh Hùng cho biết. |
Nói về việc tại sao chọn đá làm chất liệu để tạo hình Hùng bảo rằng, Huế là là một vùng đất trầm tích, có bề dày về lịch sử, văn hóa. Đặc biệt Huế là nơi có nhiều di tích, đền đài, lăng tẩm trường tồn theo thời gian. Và chất liệu để tạo nên những công trình mang tính lịch sử đó chủ yếu là từ đá. Do vậy, đá được Hùng chọn. “Có thể những công trình ở Huế không phải do người Huế làm nhưng với tư cách là một người con của Huế, mình muốn phát triển nghề điêu khắc đá để lưu giữ những nét văn hóa ở vùng đất cố đô”, Hùng chia sẻ.
Với Hùng, muốn thổi hồn vào đá, mỗi người thợ phải có đủ vốn sống. Đó là sự trải đời, am hiểu nét văn hóa của từng vùng miền. Về chất liệu, cần nắm rõ độ cứng, độ phân tách của từng loại đá. Và người tạo hình phải tư duy, sáng tạo không ngừng. Một tác phẩm được tạo ra không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn thể hiện trong đó trách nhiệm của tác giả. “Nghệ thuật muôn hình vạn trạng. Để tác phẩm theo kịp với dòng chảy của nghệ thuật đương đại thì tác giả phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất . Thường mỗi tác phẩm từ đá gắn liền với một vùng đất. Do vậy, người thợ cần nắm vững được nét văn hóa của từng vùng miền.Ví dụ như điêu khắc một cổng làng ở Huế sẽ khác ở Quảng Trị hay Đà Nẵng. Chuyên môn là thứ buộc phải có nhưng yêu…đá mới tạo nên được những tác phẩm mang tính nghệ thuật cao”, Hùng trải lòng.
Trăn trở với nghề
Một tác phẩm điêu khắc từ đá phải trải qua khá nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều mang tính quyết định đến sự thành bại của tác phẩm. Tùy theo mục đích của mỗi tác phẩm mà tác giả gửi gắm tình cảm vào bên trong. Chính vì hiểu và dành tình yêu đặc biệt vào loại chất liệu tưởng chừng “thô kệch” này mà không biết bao nhiêu lần Hùng rong ruổi khắp các tỉnh thành để tìm hiểu sưu tầm các loại đá. Thậm chí Hùng còn đi đến các nước châu Phi để nâng cao nhận thức về văn hóa, kỹ thuật nhằm tạo ra thứ ngôn ngữ riêng trên chất liệu đã trở thành tri kỉ.
Bên cạnh đó, Phan Thanh Hùng đã dày công nghiên cứu tính chất của từng loại đá để in thành một tập sách. “Khác với các chất liệu khác, đá có đặc trưng về độ cứng. Mỗi loại đá có một độ cứng nhất định và màu sắc khác nhau. Khi bắt tay vào làm một tác phẩm, nguyên liệu không phải lúc nào cũng thừa thải cho mình chọn lựa. Vì thế, muốn tạo ra các tác phẩm phong phú cần phải lặn lội khắp nơi để tìm hiểu, kiếm tìm. Ngay khi là sinh viên năm 4, mình được đi đến hai nước Tô Gô và Bénin (châu Phi) để tìm hiểu và nâng cao chuyên môn”, Hùng nói.
Các công trình điêu khắc của Phan Thanh Hùng không chỉ gói gọn trong tỉnh mà ngay ở Đà Nẵng, vùng đất của làng nghề điêu khắc đá, Hùng vẫn có một chỗ đứng nhất định. Hùng cho biết: “Từ khi chọn nghề này để thỏa đam mê và lập nghiệp mình có rất nhiều kỉ niệm. Trong số đó, mình nhớ nhất là những lần nhận đơn đặt hàng ở Bà Nà Hill. Ngay trên vùng đất có bề dày về nghề điêu khắc đá, mình vẫn có chỗ đứng. Như thế đã là quá tốt cho một nhà điêu khắc trẻ như mình”.
Hùng hướng dẫn cho sinh viên vào nghề điêu khắc |
Bây giờ Phan Thanh Hùng đã mở cho mình một cơ sở điêu khắc đá để thỏa niềm đam mê. Cơ sở điêu khắc đá của anh giải quyết việc làm cho hơn chục lao động. Và, đây là địa chỉ quen thuộc của những sinh viên điêu khắc đến tập tành, “tạc” những nét đầu tiên trên hành trình sự nghiệp. Tuy nhiên, Hùng vẫn luôn trăn trở làm thế nào để điêu khắc đá ở Huế phát triển mạnh tạo nên một làng nghề chuyên biệt về điêu khắc đá. “Tiếc rằng ở Huế nghề điêu khắc đá vẫn chưa phát triển mạnh. Muốn tìm những người thợ có tay nghề cao thật sự không dễ.
Những người đam mê điêu khắc đá ở Huế vì thế hạn chế môi trường làm việc. Có được một cơ sở điêu khắc đá nghệ thuật là ước mơ của mình và đã thực hiện được. Mình vừa làm vừa đào tạo cho lớp thế hệ kế cận. Điều mình vui nhất đó là tạo ra được một địa chỉ để những sinh viên khoa điêu khắc thỏa chí đam mê. Qua đó, những tâm huyết, kinh nghiệm của mình được truyền lại cho thế hệ trẻ mai sau. Tình yêu của mình gửi gắm vào đá sẽ mãi trường tồn như những công trình in dấu thời gian”, Hùng nói.