Sẵn sàng cung cấp đủ hàng hóa nếu Hà Nội bị cách ly trên diện rộng
Chiều ngày 19/3,ấpđủhànghóathiếtyếutrongbấtcứtìnhhuốngnàocủadịchbệcá cược hôm nay Bộ Công thương đã tổ chức họp khẩn với các đơn vị và các địa phương về tình hình cung ứng hàng hoá trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp. Báo cáo tại cuộc họp, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, tính đến nay đã có 55 tỉnh, thành trong cả nước gửi báo cáo, trong đó đã có các “kế hoạch tác chiến”, kịch bản đối phó với dịch bệnh theo 5 cấp độ. Thậm chí đã tính đến các tình huống nếu dịch bệnh lan rộng, phức tạp mà phải cách ly những thành phố lớn, các thành phố vệ tinh thì việc đưa các mặt hàng thiết yếu vào vùng dịch sẽ được tiến hành thế nào, các điểm báo hàng sẽ được bố trí ra sao.
Cũng theo đại diện Vụ Thị trường trong nước, nước ta đã có kinh nghiệm trong việc cung ứng hàng hóa ở Sơn Lôi, Vĩnh Phúc, kênh phân phối hàng hóa từ các điểm bán xăng dầu, cung cấp điện, đưa hàng vào siêu thị, điểm bán để đến tay người dân. Hiện tại, công tác này đang được tiếp tục và tăng lên thành cấp cao hơn, kể cả phương án nếu Hà Nội cách ly trên diện rộng.
Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, hiện thành phố đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng và bảo đảm cung ứng cho thị trường theo các kịch bản diễn biến của dịch bệnh. Trong đó, Hà Nội đã tính đến việc chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm 30% -50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng. Cụ thể: Gạo 46.485 tấn; thịt lợn 9.297 tấn; thịt trâu, bò 2.675 tấn; thịt gia cầm 3.099 tấn; trứng gia cầm 62 triệu quả; dầu ăn 3.070 nghìn lít; muối ăn, bột canh 356 tấn; rau củ 51.650 tấn; thủy hải sản (tươi, đông lạnh) 2.582,5 tấn; thực phẩm chế biến 2582,5 tấn; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 464.85 triệu gói.
Đối với khu vực bị cách ly, các phương án đã tính đến tình huống giả định khu vực bị cách ly khoảng 5.000 người trong thời gian 30 ngày. Trong đó định mức cho 1 người trong 30 ngày, gạo 18kg; thịt lợn 1,35kg; trứng gia cầm 15 quả; muối ăn, bột canh 0.15kg; thủy hải sản đông lạnh 1,56kg; thực phẩm chế biến 1,35 kg; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 60 gói. Theo đó, tổng lượng hàng cần thiết là: Gạo 90 tấn; thịt lợn 6,75 tấn; trứng gia cầm 75 nghìn quả; muối ăn, bột canh 750 kg; thủy hải sản đông lạnh 7,8 tấn; thực phẩm chế biến 6,75 tấn; sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, cơm khô, lương khô…) 60 nghìn gói.
Cũng trong chiều ngày 19/3, Sở Công thương Hà Nội đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu trên địa bàn để lên phương án và ước tính khả năng cung ứng hàng của từng doanh nghiệp để có phương án đưa hàng theo từng kịch bản bảo đảm nguồn cung trong các tình huống và bình ổn thị trường.
Xây dựng cụ thể kịch bản phòng bị tại một số địa phương đang "nóng" dịch
Tại cuộc họp, Vụ Thị trường trong nước cho biết, trong ngày 18/3, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Vincommerce, Tổng Công ty lương thực Miền Nam đã tăng cường cung ứng đầy đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho các điểm bán hàng tại các địa phương đang có dịch bệnh lan rộng như NinhThuận, Bình Thuận…Đồng thời, phối hợp với các địa phương đang có diễn biến dịch bệnh phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng...để kết nối nguồn hàng bình ổn thị trường.
Trong đó, tại Ninh Thuận, đối với địa bàn bị cách ly (thôn Văn Lâm 3 với quy mô khoảng 5.000 dân sinh sống), danh sách các mặt hàng nhu yếu phẩm của người dân đã được thực hiện cung ứng đầy đủ. Cụ thể: hiện Vụ Thị trường trong nước đã liên hệ với Hiệp hội Lương thực để phối hợp đôn đốc Tổng Công ty lương thực Miền Nam triển khai việc điều phối nguồn cung gạo cho địa bàn Ninh Thuận và trực tiếp liên hệ với Vinatex để yêu cầu phối hợp, hỗ trợ Sở Công thương Ninh Thuận cung cấp gấp 100.000 khẩu trang vải cho địa bàn tỉnh này.
Ngoài ra, tại Hải Dương, từ tối ngày 18/3 đã có 1 thôn là Tiêu Sơn bị cách ly với khoảng 2.300 người. Sở Công thương tỉnh Hải Dương đã xây dựng các kịch bản ứng phó với tình hình dịch Covid-19 theo 5 cấp độ lây lan của dịch bệnh tại đia phương kèm theo các phương án ứng phó, bảo đảm nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Cụ thể, Hải Dương đã dự kiến lượng hàng hóa để phục vụ cho khu vực bị cách ly, giả định cho khoảng 3.000 người trong thời gian 30 ngày. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn sẵn sàng cung ứng đủ nhu cầu khi có tình huống cách ly xảy ra.
Tại cuộc họp chiều 19/3, báo cáo của Sở Công thương Hải Dương cho thấy, nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu dân sinh trong tỉnh khá dồi dào; luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân đầy đủ, kịp thời. Số lượng hàng thực phẩm tươi sống (lưu chuyển thường xuyên trong ngày) và hàng dự trữ lưu thông bình quân (hàng thực phẩm có hạn sử dụng) của các thương nhân luôn sẵn sàng phục vụ cho số lượng dân cư từ 20.000 đến 40.000 người.
Được biết, các doanh nghiệp cam kết sẵn sàng tăng năng lực sản xuất, kinh doanh từ 50-100% khi có yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. Nếu tính bình quân một khu vực bị cách ly có khoảng 3.000 dân, thì các doanh nghiệp có thể phục vụ từ 7 đến 12 khu cách ly (theo kịch bản) và khi cần có thể phục vụ 30 khu cách ly hoặc chi viện các địa phương khác trong cả nước với giá cả ổn định theo diễn biến thị trường trước và trong thời điểm thực hiện cách ly.
Không để xảy ra đầu cơ tăng giá hàng hóa
Đánh giá tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định, trong thời gian tới, dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, không quá bi quan, nhưng cũng không thể chủ quan. "Các phương án dự phòng cần được sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống, kể cả nếu dịch bệnh kéo dài một tháng, hai tháng, 6 tháng và lâu hơn nữa, hay trong trường hợp xấu nhất, cách ly một thành phố, cách ly một vài tỉnh thành…chúng ta vẫn đáp ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân, sẽ không có địa phương nào bị thiếu hàng, sẽ không có khu vực nào bị gián đoạn nguồn cung các mặt hàng thiết yếu", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ đang phải rà soát và chắc chắn được rằng khả năng đáp ứng nhu cầu hàng hóa ở mỗi địa phương, trong tổng thể nguồn cung của cả nước. Các địa phương phải có được đầu mối cung cấp nguồn hàng, danh sách các doanh nghiệp sản xuất, tiếp nhận, để khâu thông tin liên lạc được thông suốt, kịp thời và chủ động vào cuộc, kể cả tình huống xấu nhất cũng như tại bất cứ thời điểm nào.
Đồng thời, Thứ trưởng chỉ đạo các đơn vị đừng đợi khi tình huống xấu xảy ra mới vào cuộc, cũng không đợi địa phương báo cáo và mà phải đi đến từng địa phương để kiểm tra và chắc chắn rằng đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân cũng như đảm bảo khâu lưu thông.
Mặt khác, lãnh đạo Bộ Công thương cũng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường vào cuộc quyết liệt hơn nữa để đảm bảo ổn định thị trường, không để hiện tượng lợi dụng dịch bệnh đầu cơ tăng giá, hàng nhái hàng giả trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. “Dịch bệnh kéo dài dẫn đến nhu cầu khẩu trang sẽ ngày một nhiều hơn, Tổng cục Quản lý thị trường cần phối hợp với Cục Công Nghiệp hoàn tất quy trình sản xuất của khẩu trang kháng khuẩn và giọt bắn để đưa ra thị trường, nhất là vào hệ thống các hiệu thuốc trên cả nước để mỗi người dân có thể dễ dàng tiếp cận”, Bộ trưởng Công thương yêu cầu./.
Tố Uyên
顶: 64踩: 9
【cá cược hôm nay】Cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu trong bất cứ tình huống nào của dịch bệnh
人参与 | 时间:2025-01-09 23:41:46
相关文章
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- 230.000 chiếc Volkswagen và Audi bị triệu hồi, trong đó có thị trường Việt Nam
- Son môi handmade nở rộ trên chợ mạng: Chất lượng bỏ ngỏ
- Các tiêu chí chọn xe ô tô điện đảm bảo về chất lượng
- Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- Cảnh báo về sản phẩm ‘Giảm cân Bà Vần’ không được cấp phép lưu hành
- Bột ngọt giả được 'phù phép' thành thương hiệu lớn gây hoang mang người dùng
- Những thực phẩm không an toàn khi cho trẻ ăn dặm
- Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- Nhiều mẫu sedan hạng trung bất ngờ không đạt tiêu chuẩn trong bài kiểm tra va chạm
评论专区