游客发表

【2.99 đô】Vướng mắc lớn khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn

发帖时间:2025-01-10 07:46:41

BVP

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng quy định như dự thảo Luật chưa phù hợp. Ảnh: PV

Xác định tổng mức vốn đầu tư từ năm thứ 4 nhiệm kỳ trước

Theướngmắclớnkhixâydựngkếhoạchđầutưcôngtrunghạ2.99 đôo quy trình hiện hành, Quốc hội quyết định tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn tiếp theo vào kỳ họp cuối của năm thứ 5 KHĐTCTH giai đoạn trước, khi đó các bộ, ngành, địa phương mới đủ căn cứ để thẩm định vốn. Như vậy, sẽ không đủ thời gian thực hiện thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định dự án để triển khai thực hiện ngay từ đầu kỳ.

Do đó, đa số ý kiến Thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) thống nhất với đề xuất của Chính phủ, quy định trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) về tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương vào năm thứ 4 của KHĐTCTH hiện hành, phục vụ cho công tác xây dựng KHĐTCTH giai đoạn sau.

Theo đó, nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư, hạn chế tình trạng xây dựng kế hoạch quá cao so với khả năng đáp ứng của nguồn lực, khoản 1, điều 57 dự thảo quy định: "Trước ngày 30/6 năm thứ 4 của KHĐTCTH giai đoạn trước, trên cơ sở Đề cương Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn kế tiếp, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc lập KHĐTCTH giai đoạn sau với tổng mức vốn đầu tư công dự kiến bằng tổng mức vốn đầu tư công của KHĐTCTH giai đoạn trước, thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án giai đoạn sau".

Kỳ họp thứ nhất sẽ quyết định KHĐTCTH

Tuy nhiên, phát biểu tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cuối tuần qua, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, quy định như dự thảo luật có sự mâu thuẫn. Tại Điều 47 dự thảo, căn cứ lập quy hoạch KHĐTCTH và hàng năm gồm hai yếu tố là: tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và KHĐTCTH giai đoạn trước; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương, chiến lược nợ quốc gia, mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 5 năm quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương.

Trong khi đó, việc xây dựng KHĐTCTH lại làm từ năm thứ 4 và đến cuối nhiệm kỳ trước đã quyết định xong, khi chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia ở một nhiệm kỳ mới chưa bắt đầu. "Ở chỗ này có vấn đề mâu thuẫn là Nhà nước, Đảng giao cho một bộ máy mới với một chiến lược như thế, với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như thế và những người được giao trách nhiệm phải đứng ra để tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch đó, nhưng những vấn đề về nguồn lực lại được quyết định trước đó, của một bộ máy trước" - đại biểu Bùi Văn Phương nói.

Theo đại biểu, điều này là không phù hợp với tính chất vận hành của một bộ máy, bởi khi được Đảng, được nhân dân giao nhiệm vụ thì người thực hiện phải được thẩm quyền quyết định những vấn đề của quốc gia, chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng.

Mặc dù có thể căn cứ vào đề cương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đại biểu cho rằng, trước nhiệm kỳ mới thì tính pháp lý của đề cương chưa có, mới chỉ là ý tưởng của các tiểu ban, chưa phải của tập thể. Do đó, đại biểu đề xuất các cơ quan chuyên môn có thể vẫn thực hiện việc chuẩn bị bình thường, nhưng việc quyết định phải do Quốc hội khóa mới, chứ không phải tại năm thứ 5 của nhiệm kỳ trước.

Đồng tình với ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, nguyên tắc là năm thứ 4, thứ 5 của nhiệm kỳ trước sẽ thực hiện công tác chuẩn bị, nhưng người quyết định phải là khóa sau.

"Chỉ sau khi có nghị quyết của Đảng, lúc đó mới thông qua được nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, sau đó mới quyết định đến kế hoạch tài chính 5 năm. Trong kế hoạch tài chính 5 năm thì bắt đầu mới xác định vốn đầu tư bao nhiêu, nợ công bao nhiêu, các tiêu chuẩn bao nhiêu, từ đó mới bắt đầu KHĐTCTH, nó chỉ là một bộ phận chi tiết hóa" - Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Theo Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa mới sẽ quyết định tổng mức, nguyên tắc, tiêu chí và đến kỳ họp thứ 2 vào tháng 10 sẽ dựa trên nguyên tắc, tiêu chí đó để Quốc hội quyết định đến danh mục. Thậm chí, nếu Chính phủ chuẩn bị tốt thì có thể quyết định ngay cả tổng mức đầu tư, các tiêu chí cũng như danh mục tại một kỳ họp, không nhất thiết phải sang kỳ họp thứ hai.

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn - Phó Chủ nhiệm UBTCNS cho biết đây cũng là vướng mắc rất lớn trong quá trình thực hiện Luật Đầu tư công hiện nay. Vướng mắc đó là phải có vốn thì mới thẩm định được chủ trương đầu tư, thẩm định chủ trương đầu tư rồi thì mới phê duyệt dự án và phê duyệt dự án rồi thì mới có vốn. Theo quy định của luật thì chưa có chủ trương đầu tư thì không được đưa vào danh mục. Các cơ quan hiện nay không có căn cứ để thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn, cho nên tất cả các dự án dừng lại ở mức có tên nhưng chưa có quyết định chủ trương đầu tư. Đây là một thực tế tồn tại ở cả trung ương và địa phương.

Để tháo gỡ vướng mắc này, Phó Chủ nhiệm UBTCNS đề nghị các đại biểu đề xuất các điều khoản liên quan đến căn cứ để thẩm định vốn và cân đối vốn. Trong dự án luật mới đề xuất mức bằng KHĐTCTH giai đoạn đó. Mức này có thể là thấp nhưng ít nhất là một căn cứ để thẩm định và để các cơ quan thẩm định vốn không bị vi phạm điều cấm của Luật Đầu tư công là quyết định dự án nhưng không có khả năng cân đối vốn.

Hoàng Yến

    热门排行

    友情链接