发布时间:2025-01-10 10:10:39 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Bên cạnh việc giáo dục trẻ,ựcchămsctrẻsuydinhdưỡngởtrườnghọbóng đá lưu trực tiếp các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn tỉnh cũng quan tâm sức khỏe dinh dưỡng nhằm góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe cho trẻ và hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) hàng năm.
Các trường quan tâm chế độ dinh dưỡng giúp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm.
Cân, đo 100% trẻ
Những ngày đầu năm học 2018-2019, sau khi ổn định trẻ đến lớp, Trường Mầm non Ánh Dương, phường V, thành phố Vị Thanh, có 245 trẻ. Bà Ngô Thị Thu, Phó Hiệu trưởng trường, cho biết: “Trường đã triển khai cân, đo đối với tất cả các trẻ. Kết quả, có 3 trẻ bị SDD cân nặng, 9 trẻ bị SDD thấp còi. Chế độ dinh dưỡng của trẻ được quan tâm hàng ngày và có thực đơn hàng tuần. Trẻ ăn bán trú, chế độ dinh dưỡng của trẻ được kiểm soát bằng phần mềm nhằm đảm bảo bữa ăn cung cấp đủ các nhóm thực phẩm. Đối với những trẻ bị SDD, giáo viên phụ trách lớp sẽ quan tâm chế độ dinh dưỡng cho trẻ khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn để tăng cân và tăng chiều cao”.
Thực tế, tại bữa ăn ở trường một số trẻ còn rất biếng ăn. Các cô giáo phụ trách lớp chăm chút từng bé và đút cho bé ăn, khuyến khích các em ăn hết khẩu phần ăn của mình. Qua đó, không chỉ đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng cho những trẻ SDD mà còn duy trì chế độ dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt.
Ở Trường Mẫu giáo Hòa Mỹ, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, đầu năm học này cũng đã hoàn thành việc cân, đo trẻ. Theo bà Nguyễn Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng trường: “Đây là nhiệm vụ quan trọng trường làm hàng năm. Năm học 2018-2019, trường có tổng số 401 trẻ, trong đó có 22 trẻ SDD cân nặng, 19 trẻ SDD thấp còi, trẻ gầy còm là 12 trẻ. Chúng tôi cũng kết hợp thông báo cho phụ huynh học sinh và vận động phụ huynh cho trẻ uống thêm sữa, bổ sung khẩu phần ăn cho trẻ ở nhà bên cạnh chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở trường. Hàng năm, trường đều đề ra mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ SDD ở trường xuống còn dưới 10% so với đầu năm học, năm nay chúng tôi cũng sẽ quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu này”.
Năm học 2018-2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh tổng hợp từ các trường trên địa bàn có trên 240 trẻ SDD thể cân nặng hay thấp còi. Trong khi, tổng số trẻ học ở các điểm trường mầm non của thành phố là trên 2.660 trẻ. Trẻ SDD ở các điểm trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Phụng Hiệp với tổng số 133 trẻ SDD cân nặng và 103 trẻ SDD thấp còi. Đây là những trẻ sẽ được các trường quan tâm bổ sung dinh dưỡng để cải thiện tình trạng SDD trong năm học.
Khó giảm trẻ SDD thấp còi
Đối với trẻ SDD cân nặng nếu có chế độ dinh dưỡng phù hợp và phối hợp tốt giữa nhà trường và phụ huynh sẽ giúp trẻ cải thiện khá nhanh tình trạng dinh dưỡng. Tuy nhiên, trẻ SDD thấp còi rất khó cải thiện. Cô Huỳnh Thị Tiến, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trẻ SDD thấp còi khó cải thiện là do thể trạng, đôi khi là do di truyền nên cần có thời gian để phát triển mới có thể cải thiện được tình trạng SDD thấp còi ở trẻ nên thường chỉ tiêu này các trường rất khó đạt được vào cuối năm”.
Điểm khó nữa là trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều điểm lẻ không tổ chức ăn bán trú cho trẻ nên khi phát hiện trẻ bị SDD rất khó thay đổi. Bà Hạnh, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hòa Mỹ, cho biết thêm: “Trường có 1 điểm chính và 4 điểm lẻ, ở các điểm lẻ do không có điều kiện nên không tổ chức ăn bán trú, có khoảng 150 em học sinh học ở các điểm này. Khi trẻ bị SDD ở các điểm lẻ chủ yếu dựa vào phụ huynh. Giáo viên thông tin với phụ huynh về tình trạng SDD của trẻ và yêu cầu phụ huynh tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở gia đình để trẻ cải thiện được tình trạng SDD. Điều đáng lo lắng là tỷ lệ trẻ SDD thường tập trung ở những điểm lẻ. Phần khác, do điều kiện sống khó khăn, người dân cũng chưa quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng của trẻ”. Trẻ bị SDD sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, phát triển của trẻ về thể chất.
Thực tế với sự nỗ lực của các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn tỉnh mỗi năm đều giảm đáng kể trẻ bị SDD. Theo bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Phó phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh: “Trong năm học 2017-2018, tình trạng SDD thể nhẹ cân ở nhà trẻ giảm từ 6,8% đầu năm học còn 1% vào cuối năm học, ở mẫu giáo giảm từ 6,7% còn 1,2%. SDD thấp còi nhà trẻ giảm từ 6,9% xuống còn 1,4%, mẫu giáo giảm từ 5,3% còn 0,9%. Bên cạnh việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ SDD, các trường còn thường xuyên kiểm tra cân, đo định kỳ hàng tháng, hàng quý để đánh giá và có sự can thiệp kịp thời tình trạng SDD của trẻ”.
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
相关文章
随便看看