TheàNộicầnhơntỷđồngđểxanhhóaxebuýket qua vdqg anho lộ trình trong đề án, tới năm 2035, TP. Hà Nội sẽ có 128-153 tuyến buýt điện. Trên cơ sở đề án đã được phê duyệt, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã được chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể triển khai.
Thành phố đã tính toán, các tuyến nằm trong nội đô sẽ sử dụng 100% xe buýt điện. Các tuyến ngoại vi, kết nối ngoại thành đến điểm chuyển tiếp sẽ sử dụng xe buýt năng lượng xanh như CNG/LNG. Giai đoạn trước mắt, thành phố sẽ tập trung các tuyến buýt điện kết nối đường sắt đô thị.
Để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động, cơ quan chức năng cũng sẽ có từng bộ định mức riêng biệt và có bộ tiêu chuẩn chung trong quản lý cung ứng dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ.
Hà Nội cần hơn 48.000 tỷ đồng để xanh hóa xe buýt |
Theo tính toán của các cơ quan chức năng, để “xanh hoá” xe buýt theo như lộ trình được nêu trong đề án, Hà Nội cần hơn 48.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố cần gần 36.000 tỷ đồng, còn lại hơn 12.600 tỷ đồng do doanh nghiệp cân đối bố trí.
Khẳng định quyết tâm chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh, song các đơn vị vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vẫn còn không ít băn khoăn về cơ chế, chính sách tiếp cận nguồn vốn đầu tư; vấn đề hạ tầng trạm sạc; đơn giá định mức cho xe buýt điện…
Để xanh hóa xe buýt hiệu quả, theo ông Phạm Đình Tiến - Trưởng phòng Kế hoạch & Vận hành (Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Hà Nội), tại Luật Thủ đô đã có riêng Điều 28 đề cập đến chính sách chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch.
"Sở Giao thông Vận tải đang xây dựng dự thảo Nghị định trình HĐND TP. Hà Nội triển khai. Ngoài hỗ trợ lãi suất, còn chính sách khác. Dự kiến năm 2025, chúng tôi báo cáo thông qua hội đồng nhân dân. Cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển đổi mang tính khả thi" - ông Tiến nói.
Đồng quan điểm với ông Tiến, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hành khách Công cộng Hà Nội cho rằng, biện pháp khả thi chúng ta bám vào định hướng Chính phủ và thành phố đang làm, hiện thực hóa văn bản đó thì đúng tiến độ và tích cực như Luật Thủ đô, Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐND TP. Hà Nội... Vấn đề là xây dựng kế hoạch sát thực tiễn, khả thi là công cụ triển khai chiến lược lớn.
Hiện nay Hà Nội đã có 10 tuyến xe buýt điện. Sau 3 năm triển khai, các tuyến này đều cho thấy tính ưu việt của loại hình vận tải hành khách công cộng xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Khi sử dụng xe buýt điện không phát thải như xe sử dụng dầu diezen. Lượng hành khách tìm đến sử dụng loại hình dịch vụ này cũng ngày một đông. |