【lich tttt】Đại lý thuế đối mặt với nhiều “rào cản”

作者:Thể thao 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 18:40:27 评论数:

dai ly thue doi mat voi nhieu rao can

Phát triển đại lý thuế đã đem lại nhiều lợi ích cho cả DN,Đạilýthuếđốimặtvớinhiềuràocảlich tttt người nộp thuế và cơ quan Thuế Ảnh: S.T

Từ chính sách đến thực tế

Tổng cục Thuế cho rằng, để nâng cao năng lực hoạt động và phát triển hệ thống ĐLT ở Việt Nam trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 thì cần thiết phải xã hội hóa hoạt động này, để đồng hành cùng cơ quan Thuế cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế. Mục tiêu từ nay đến năm 2015 sẽ có ít nhất 3.000 ĐLT được thành lập; giai đoạn 2016-2020 sẽ có ít nhất 8.000 ĐLT.

Thời gian qua, các ĐLT đã góp phần cùng với cơ quan Thuế giúp cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước được thuận lợi, tiết kiệm thời gian. Trong khi đó, cơ quan Thuế giảm tải được khối lượng công việc do cán bộ thuế làm việc với những đơn vị chuyên nghiệp, am hiểu luật và thủ tục thuế. Chuyên viên thuế cũng không mất nhiều thời gian, công sức giải thích cặn kẽ cho hầu hết người nộp thuế như trước đây, thay vào đó sẽ dành thời gian thanh tra, kiểm tra hoạt động kê khai và nộp thuế của DN.

Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc cho rằng, hiện nay để các DN tiếp cận với dịch vụ ĐLT, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này đã đưa ra những chính sách ưu đãi cũng như các hình thức hỗ trợ linh hoạt cho DN. Chẳng hạn như: DN kinh doanh cũng có thể thuê ĐLT theo quý, tháng, năm, theo từng lĩnh vực hay mọi hoạt động kê khai, nộp thuế nếu cần thiết. Theo số liệu mà DN kinh doanh cung cấp, ĐLT sẽ tính toán, kê khai, nộp, hoàn thuế. ĐLT sẽ là đơn vị làm dịch vụ khai thuế hộ cho cá nhân và DN, thay mặt người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế như khai, nộp, quyết toán, miễn giảm, hoàn thuế… với cơ quan Thuế.

Tuy nhiên, tính đến hết tháng 3-2012, cả nước có 935 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế nhưng chỉ có 195 người làm việc tại 83 ĐLT, còn lại đang làm việc tại các công ty chưa có đăng ký hành nghề. Hiện có khoảng 250 công ty kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế nhưng đến tháng 3-2012 chỉ có 83 công ty được Tổng cục Thuế xác nhận đăng ký hành nghề, trong đó chỉ có Deloitte thuộc công ty lớn, còn lại hầu hết là công ty nhỏ, thậm chí có 8 đơn vị không có doanh thu từ dịch vụ kê khai thuế nhưng có doanh thu từ dịch vụ tài chính, thuế và khác; 6 đơn vị chưa có doanh thu từ mọi hoạt động.

Lý giải cho tình trạng này, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc cho rằng, các ĐLT phát triển chậm tại Việt Nam chủ yếu là do người nộp thuế chưa hiểu biết nhiều về ĐLT trong khi ĐLT chưa chứng tỏ được trình độ nghiệp vụ để tạo dựng niềm tin, uy tín với người nộp thuế. Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ tháng 7-2007, Thông tư hướng dẫn số 28/2008/TT-BTC ngày 4-3-2008 cho phép thành lập các công ty làm dịch vụ thủ tục về thuế nhưng thực chất dịch vụ này chỉ có đủ cơ sở pháp lý vào năm 2011 khi Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể về qui định các biểu mẫu kê khai thuế phù hợp như có dấu, chữ ký của ĐLT, số chứng chỉ nghề của cá nhân...

Cần tăng quyền cho ĐLT

Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thuế Trọng Tín, ông Nguyễn Văn Được, cho rằng theo quy định tại Thông tư số 28/2008/TT-BTC, các cục thuế và chi cục thuế phải công khai danh sách ĐLT và nhân viên ĐLT tại trụ sở cơ quan Thuế. Các ĐLT có quyền được cơ quan Thuế hướng dẫn miễn phí thủ tục hành chính, phổ biến các quy định mới về thuế, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thuế định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật khi thực hiện kê khai thuế điện tử. Tuy nhiên trên thực tế, các ĐLT đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với cơ quan Thuế cũng như tiếp cận với chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, chính sách mới từ ngành Thuế.

dai ly thue doi mat voi nhieu rao can

Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Thuế Hà NộiẢnh: T.HẰNG

Mặt khác, theo qui định thì các ĐLT chỉ được làm đúng nhiệm vụ liên quan đến thủ tục thuế như: Kê khai, quyết toán thuế cho DN, còn chức năng tư vấn thuế chưa được pháp luật công nhận. Trong khi đó, đơn cử như ở Nhật Bản vai trò và phạm vi của các ĐLT rất rộng như: Thực hiện các thủ tục về thuế (chuẩn bị hồ sơ kê khai, đăng ký, kiến nghị, khiếu nại); tư vấn thuế (đưa ra các tư vấn về thuế liên quan đến việc tính toán các cơ sở thuế và các vấn đề khác; tư vấn trong quá trình chuẩn bị các giải trình cho cơ quan Thuế liên quan đến kê khai và thanh tra thuế); đại diện cho người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế và nộp thuế... Đây chính là cơ hội để cho các ĐLT ở Nhật Bản phát triển mạnh. Hiện số công ty ĐLT ở nước này là 2.366; số ĐLT là 72.635 người.

Theo nhận định của ông Nakagawa Yoshiyuki, chuyên gia của Tổ chức JICA (Nhật Bản), để nâng cao số lượng và chất lượng hoạt động của hệ thống ĐLT ở Việt Nam nhằm làm cho loại hình dịch vụ này phát triển thì bên cạnh việc bản thân các ĐLT tự hoàn thiện về chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp; cơ quan Thuế cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh đối với loại hình dịch vụ này theo chiều hướng thông thoáng hơn; loại bỏ những qui định cản trở dịch vụ này phát triển.

Thu Hằng

最近更新