当前位置:首页 > Thể thao

【ket qua bong hom nay】Châu Á sẽ kiếm tìm những “chỗ dựa” mới nếu không có Mỹ

chau a se kiem tim nhung cho dua moi neu khong co my

Chính xách xoay trục châu Á chưa thích hợp của Mỹ đã đẩy đồng minh Philippines ngả về Trung Quốc.

Mặc dù lợi ích lâu dài của Washington và sự can dự của Mỹ ở khu vực châu Á được đón nhận ở trong khu vực,âuÁsẽkiếmtìmnhữngchỗdựamớinếukhôngcóMỹket qua bong hom nay nhưng những phát biểu từ Washington, nhất là sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống, đã làm các nước châu Á thấy bối rối.

Theo báo cáo của tổ chức Asia Foundation công bố tại Washington đầu tháng này, trong khi hầu hết các quốc gia châu Á muốn Mỹ tiếp tục vai trò tái cân bằng chiến lược lâu dài, họ cũng đang chào đón một Trung Quốc đang nổi lên để giúp cho sự phát triển kinh tế trong khu vực. Mỹ là một cường quốc chính ở châu Á trong 70 năm qua. Mặc dù chính sách xoay trục châu Á được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, nhưng trong hầu hết tám năm qua, chính sách này không được thực hiện một cách thích hợp. Trong khi châu Á hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo an ninh và đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế của khu vực thì đang có những mối lo ngại rằng chính quyền tiếp theo ở Mỹ sẽ lưỡng lự trong vai trò lãnh đạo.

Nhiều nước châu Á, nhất là trong khu vực Đông Nam Á, đã tìm đến Nhật Bản, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang bành trướng thế lực trong vùng. Ở Đông Nam Á, Nhật Bản có vai trò giống như là Mỹ đã từng giữ. Các nước Đông Nam Á không muốn tìm đến Trung Quốc những họ không còn lựa chọn nào khác. Do đó khi Nhật Bản tiến lên một chút trong vai trò lãnh đạo đã nhận được sự ủng hộ của các nước này ngay lập tức.

Nhiều ý kiến cho rằng việc Mỹ việc chấm dứt những cam kết an ninh của Washington ở châu Á sẽ chỉ làm phương hại nặng nề đến lợi ích của cả Mỹ và khu vực, đồng thời đẩy các quốc gia châu Á tìm đến những cường quốc khác để đảm bảo cho an ninh của chính họ. Giới chuyên gia nhận định Mỹ cần phải tiếp tục có mặt ở châu Á để kiềm chế sự ảnh hưởng của Bắc Kinh. Sau 35 năm phát triển kinh tế nhanh chóng với chính sách mở cửa vào năm 1978, Trung Quốc giờ đây đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nếu Mỹ không tiếp tục hướng về châu Á thì khu vực này sẽ vẫn phải tiếp tục tiến lên mà không có Mỹ. Tại Đông Nam Á, Thái Lan và Philippines đã nhìn thấy điều này và tìm đến Trung Quốc. Trong khi đó, theo Trung tâm Nghiên cứu PEW (Mỹ), phần lớn người dân ở Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản và Indonesia muốn Mỹ là một thế lực đối trọng với Trung Quốc.

分享到: