您的当前位置:首页 > La liga > 【đội hình heidenheim gặp dortmund】Doanh nghiệp Việt tận dụng được gì từ AEC? 正文

【đội hình heidenheim gặp dortmund】Doanh nghiệp Việt tận dụng được gì từ AEC?

时间:2025-01-09 13:36:32 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Các diễn giả thảo luận trong buổi toạ đàm. Ảnh: Bùi TưCộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 t đội hình heidenheim gặp dortmund

AEC

Các diễn giả thảo luận trong buổi toạ đàm. Ảnh: Bùi Tư

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng trong cộng đồng ASEAN. Sau hơn một năm thành lập,ệpViệttậndụngđượcgìtừđội hình heidenheim gặp dortmund AEC đã phát huy vai trò kiến tạo môi trường, tăng cường cơ hội để các DN có thể tham gia sâu rộng hơn vào thị trường ASEAN. Tuy nhiên, lợi ích và cơ hội AEC có thể đem lại cho cộng đồng DN các nước thành viên ASEAN, trong đó có DN Việt Nam, vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ, thấu đáo.

Ông Vũ Quang Minh - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, đa số DN ở Việt Nam có sự quan tâm và tìm hiểu về AEC. Nhưng một số khảo sát cho thấy, chỉ có khoảng 16% DN thực sự hiểu về AEC.

Trong khi đó, ASEAN đã trở thành đối tác thương mại đứng thứ hai của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 14,5%/năm, trong thập kỷ qua. Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam - ASEAN tăng từ khoảng 19 tỷ USD năm 2006 lên 41,36 tỷ USD năm 2016. ASEAN là thị trường lớn thứ 3 và cũng là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 3 cho các DN Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, DN chỉ có thể tận dụng được những lợi thế của AEC khi thực sự “đặt chân” vào thị trường ASEAN, trở thành “người chơi” trên thị trường đó và là một người chơi có đủ năng lực. Hơn lúc nào hết, cộng đồng DN không chỉ là người thụ hưởng mà phải trở thành người tham gia đặt ra luật chơi, chủ động quan tâm và đóng vai trò lớn hơn trong định hình ASEAN và AEC vì lợi ích của chính các DN.

Tại cuộc tọa đàm, đại diện của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á cho biết, AEC đã mang lại nhiều thành tựu, lớn nhất là Cơ chế một cửa ASEAN, đem lại lợi ích thực chất, giảm rào cản giữa các nền kinh tế. Cùng với đó là hệ thống thanh toán điện tử nhanh hơn, an toàn hơn, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng DN đã tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.

Nắm bắt được cơ hội từ AEC, ông Hirotoshi Ito - Phó giám đốc phụ trách ASEAN của tổ chức JETRO (Nhật Bản) cho biết, DN Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào ASEAN từ sau khi ASEAN hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hiện 2/3 DN Nhật Bản có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong 1,2 năm tới.

Ông Hirotoshi Ito cũng đánh giá cao những nỗ lực bền bỉ của Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, ông cho rằng, bước tiếp theo của các nhà hoạch định chính sách là cần hiểu DN có khó khăn gì, kỳ vọng của DN như thế nào, đồng thời, DN cũng cần hiểu kế hoạch của ASEAN trong những năm tới.

Bên cạnh đó, vai trò của các hội đồng tư vấn như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng rất quan trọng trong việc đưa ra đề xuất mang tính xây dựng. Những tổ chức này cần thường xuyên tham gia đối thoại, gặp gỡ DN, tiếp thu những sáng kiến của khu vực tư nhân.

Đáp lại, bà Phạm Thị Thu Hằng - Phó chủ tịch VCCI cho biết, DN đã tham gia đóng góp nhiều vào các chính sách của ASEAN, nhưng những chính sách này chưa đi vào cuộc sống. Việt Nam có 94% là DN nhỏ. Những DN này không có đủ năng lực, điều kiện để tiếp cận thị trường ASEAN, cách tiếp cận của DN nhỏ cũng khác với DN lớn. Bà cũng cho biết, DN Việt cần chủ động hơn, tự tin hơn, ứng dụng công nghệ mạnh mẽ hơn nếu muốn tham gia sâu hơn vào thị trường này.

Từ kinh nghiệp thực tế, đại diện của BIDV cho biết, qua tiếp xúc, một số DN muốn tham gia làm phân phối cho các tập đoàn lớn như Samsung hoặc Canon, nhưng lại không dám đầu tư máy móc, thiết bị vì sợ rủi ro. Đây chính là một thách thức của DN nhỏ và vừa khi tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

BIDV cũng mong muốn Bộ Ngoại giao Việt Nam tìm kiếm cơ hội, cung cấp thông tin để DN hội nhập sâu hơn vào ASEAN./.

Bùi Tư