【kro】Mầm xanh trên “đất bạc”
Những năm qua,ầmxanhtrnđấtbạkro lâm nghiệp ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng. Ở một số khu vực đất bạc màu, phèn, mặn canh tác nông nghiệp kém hiệu quả, cây tràm sinh sôi bao phủ lên một màu xanh của sự sống.
Ngành kiểm lâm cho biết, sẽ tiếp tục giúp người dân rút ngắn chu kỳ sản xuất bằng cách tác động các biện pháp lâm sinh, hỗ trợ kỹ thuật.
Phủ xanh vùng đất bạc màu
Phong trào trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới trong những năm gần đây. Người dân ở một số xã đã cải tạo diện tích vườn tạp, đất phèn mặn, đất vườn kém hiệu quả sang trồng cây tràm. Song song đó, Hạt Kiểm lâm địa bàn còn tuyên truyền người dân tận dụng diện tích đất trống, đất bỏ hoang để trồng cây lâm nghiệp cung ứng nguồn gỗ cho địa phương và tăng thêm thu nhập trên diện tích đất xấu. Ông Trần Văn Quang, ở ấp 1, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cho hay: “Quả thật cây tràm Úc thích nghi rất tốt với vùng đất phèn mặn ngoài đê bao của xứ này”. Ông khẳng định bản thân ngày càng tin tưởng vào sức sống và giá trị kinh tế cây tràm Úc mang lại cho gia đình. Từ 40 năm trước, ông đã tập tành trồng cây lâm nghiệp. Trải qua thời gian vừa trồng vừa tích lũy kinh nghiệm, hiện gia đình đã có hơn 4ha đất trồng tràm Úc cho thu nhập mỗi năm. Theo ông Quang, ở thời điểm hiện tại, đầu ra của cây tràm vẫn tương đối ổn. Tràm được dùng làm cừ trong các công trình xây dựng, nhà ở hoặc làm bột giấy, chất đốt…
Ông Quang hồi tưởng lại thuở mới lập nghiệp: “Khi xưa, nhà tôi nghèo lắm, cha mẹ cho 2 công đất, tôi mạnh dạn trồng tràm. Dần dần bán tràm có thu nhập tôi tích lũy mua thêm đất. Vùng này phèn, mặn, đất xấu không thích hợp làm nông nhưng cây tràm sinh trưởng tốt. Trồng tràm ít tốn công chăm sóc, thời gian rảnh tôi làm thêm những việc khác, cứ lấy ngắn nuôi dài. Đến bây giờ, tôi đã có hơn 4ha đất trồng tràm Úc. Nhờ loài cây này mà gia đình có cuộc sống ổn định, xây được căn nhà khang trang. Hiện mỗi công tràm bán được khoảng 25 triệu đồng và 3-3,5 năm là thu hoạch. Cây tràm Úc giúp đem về giá trị kinh tế cao cho bà con ngoài đê bao, bởi giá thành đầu tư thấp”.
Có thể thấy sau nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng, nhất là trên những mảnh đất canh tác kém hiệu quả. Mục đích cuối cùng là đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, giúp bà con tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Chính vì thế mà ngành kiểm lâm địa phương không ngừng hỗ trợ nông dân các giải pháp kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả, rút ngắn chu kỳ kinh doanh đưa vào khai thác, hướng dẫn các biện pháp lâm sinh, quản lý, bảo vệ cây trồng từ khâu làm giống đến canh tác.
Ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, có một khu vực sản xuất tràm giống lâu đời. Nơi đây có 40 hộ trồng tràm giống với tổng diện tích trên 23ha, trong đó nhiều nông dân đã được ngành kiểm lâm hướng dẫn và thay đổi tập quán sản xuất hướng đến cung ứng cho thị trường những cây giống chất lượng.
Hiện đã vào mùa mưa, ông Trần Hùng, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Phú, cũng như nhiều hộ khác đang tất bật cung ứng tràm giống theo yêu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh. “Tôi đang nhận đặt hàng cung ứng tràm giống cho nhiều nơi trong tỉnh và cả Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Tôi luôn hướng dẫn người dân cách trồng để tràm sống từ 80-90%. Gắn bó với nghề nhiều năm, trong khâu làm tràm giống tôi chú trọng nhiều vào kỹ thuật để cho ra nguồn cây giống đạt chất lượng cao, hạn chế tối đa chi phí. Làm được như vậy, cây tràm của mình mới ngày càng có tiếng vang, đầu ra rộng hơn. Riêng năm nay, ở vùng Hậu Giang tôi thấy có nhiều người đến tìm mua tràm giống hơn các năm trước”, ông Trần Hùng chia sẻ.
Bước tiến mới
Thực hiện tái cơ cấu lâm nghiệp từ đầu nhiệm kỳ (năm 2015) đến nay trên địa bàn huyện và thị xã Long Mỹ đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Trong đó có sự đồng thuận cao từ người dân, giải quyết được diện tích vườn tạp, vườn kém hiệu quả trên địa bàn. Ngoài ra, lãnh đạo địa phương cũng quan tâm và ủng hộ phân bổ nguồn kinh phí để trồng cây lâm nghiệp. Đặc biệt là những xã có diện tích vườn tạp, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất viên lang, như: Lương Nghĩa, Lương Tâm, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên và phường Trà Lồng.
Diện tích rừng trồng mới tăng qua các năm đã góp phần tăng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh. Nếu trước đây người dân trồng tràm cừ, tràm Úc từ 4-6 năm mới khai thác do chưa quan tâm đến khâu chọn cây giống chất lượng; mật độ trồng quá dày; không chăm sóc, vệ sinh, tỉa thưa; trồng lang không lên liếp… thì ngày nay thời gian khai thác cây tràm đã được rút ngắn đáng kể. Cụ thể, qua thực hiện tái cơ cấu, người dân trồng tràm chỉ có 3-4 năm là khai thác, đáng khích lệ là sản lượng rừng và phẩm chất cây rất tốt nên bán được giá.
Ngoài ra, các mô hình khuyến lâm hiệu quả như trồng tràm trên liếp; tràm bông vàng, keo lai luân canh với cây khóm; mô hình nuôi ốc bươu đen, nuôi cá trong mương liếp tràm… được Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ vận động người dân tận dụng để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Từ những hiệu quả trên, công tác tái cơ cấu lâm nghiệp trên địa bàn huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ được người dân, chính quyền địa phương quan tâm, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho hộ dân và tăng giá trị GDP cho địa phương, tăng độ che phủ rừng trên địa bàn.
Ông Huỳnh Thế Anh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ, cho biết: Hướng tới sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức và tầm quan trọng đối với công tác tái cơ cấu lâm nghiệp để phát triển lâm nghiệp mang tính bền vững. Tranh thủ sự quan tâm của chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm liên huyện tiếp tục tham mưu xây dựng quy hoạch phát triển lâm nghiệp cụ thể, đồng thời đề xuất hỗ trợ kinh phí về cây giống lâm nghiệp, con giống động vật hoang dã để hỗ trợ cho người dân thực hiện một số mô hình lâm nghiệp đạt hiệu quả. Phối hợp với một số cơ quan chức năng để hỗ trợ về vốn vay, kỹ thuật nuôi trồng trong lĩnh vực lâm nghiệp giúp người dân thực hiện đạt hiệu quả cao.
Còn theo Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp, qua thời gian thực hiện tái cơ cấu lâm nghiệp từ đầu nhiệm kỳ đến nay, người dân đã tận dụng diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất lung để trồng cây lâm nghiệp tăng thu nhập. Nếu trước đây người dân còn trồng tràm dưới ruộng thì hiện nay gần như 100% bà con đã trồng tràm trên liếp để nâng hiệu quả và chất lượng cây. Ông Trần Thanh Phong, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp, cho hay: Ngày nay, người dân đã suy nghĩ rằng trồng cây lâm nghiệp là phải mang về giá trị kinh tế cao chứ không phải trồng rồi bỏ cho chúng tự sinh trưởng như xưa. Tức là có chăm sóc, có áp dụng biện pháp lâm sinh theo hướng dẫn ngành chuyên môn. Một nhiệm vụ khác trong tái cơ cấu lâm nghiệp là chăn nuôi động vật hoang dã cũng đã góp phần tăng thu nhập cho người dân trong thời gian qua. Về cơ bản từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã thực hiện gần đạt chỉ tiêu cả kế hoạch tái cơ cấu lâm nghiệp giai đoạn này. Diện tích phát triển rừng tăng qua từng năm.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đến nay diện tích rừng trồng phân tán khoảng 650ha/765 hộ, qua thời gian vận động, hướng dẫn của kiểm lâm địa bàn về kỹ thuật lâm sinh (kỹ thuật trồng, chăm sóc, nguồn giống), diện tích tham gia rút ngắn chu kỳ kinh doanh là 266ha/220 hộ, đến nay hầu như không còn diện tích trồng tràm lang trên đất ruộng và không còn diện tích trồng tràm 5-6 năm mới thu hoạch. Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thông tin: Từ đây đến cuối nhiệm kỳ sẽ nỗ lực tăng thêm diện tích rừng trồng, khai thác các vùng đất hoang, đất lung, viên lang bãi bồi. Tiếp tục rút ngắn chu kỳ kinh doanh bằng cách tác động các biện pháp lâm sinh, hỗ trợ kỹ thuật, lập sổ theo dõi… và cố gắng từ năm 2021 trở đi người dân trồng tràm trên ruộng chỉ 5 năm là khai thác, trồng trên liếp chỉ 3-3,5 năm khai thác. Với các mô hình đã thực hiện, ngành sẽ tiếp tục theo dõi tác động về kỹ thuật để ngày càng mang lại hiệu quả cao. Song song đó, thực hiện các dự án lâm nghiệp để tăng độ che phủ của rừng và cây phân tán.
Theo ngành kiểm lâm tỉnh, căn cứ vào tình hình chuyển đổi trồng cây lâm nghiệp của các tổ chức, cá nhân và theo dõi diễn biến rừng đến năm 2020, diện tích rừng tỉnh Hậu Giang ước sẽ đạt 3.100ha, độ che phủ đạt 2,2% (rừng 1,60%; cây phân tán 0,60%), sẽ đạt theo chỉ tiêu tái cơ cấu lâm nghiệp đã đề ra. |
Bài, ảnh: KỲ ANH
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/882e298304.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。