Ngày 27/6,êmưuđãiđểthúcđẩycôngnghiệphỗtrợpháttriểkeo vong loai world cup chau a Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý các KCN, KCX (Hepza) và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (SHTP) tổ chức hội thảo “Thu hút đầu tư công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ vào TP. Hồ Chí Minh”.
Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban Hepza cho biết, trong 13 KCN, KCX hoạt động hiện nay trên địa bàn Thành phố, có 1.302 dự án đầu tư của 25 nước và vùng lãnh thổ với cơ cấu ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn như linh kiện điện tử (26%), phụ tùng cơ khí (13%),.. ..
Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), có 261 DN thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, chiếm 50,28% tổng DN FDI, chủ yếu sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho các ngành như điện tử, cơ khí, ô tô… Sản phẩm của các DN này chủ yếu được xuất khẩu nhằm thực hiện các công đoạn tiếp theo của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu, linh kiện phụ tùng cho các DN này được nhập khẩu từ nước ngoài, cho thấy liên kết giữa các DN nước ngoài và DN trong nước còn kém.
Về DN trong nước, có 371 DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ, chiếm 47,38% các DN trong nước hoạt động trong KCX, KCN TPHCM với các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho các ngành cơ khí, dệt may, bao bì, … Tuy nhiên, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các DN này có giá trị gia tăng thấp và hầu hết chưa tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do các DN trong nước sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu nên chất lượng kém, giá thành sản phẩm cao, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu từ thị trường.
Ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến thương mại và đầu tư Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM cho biết, hiện nay, tỷ lệ cung ứng nội địa của các DN Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng lên 32,2%. Trong đó, tại khu vực phía Nam, cung ứng từ các DN trong nước là 14,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia
Để phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, ông Hirotaka Yasuzumi cho rằng, các cấp thẩm quyền có thể xem xét việc hỗ trợ DN trong nước, thúc đẩy chuyển giao kỹ thuật, có chính sách ưu đãi thuế. “Nếu chỉ thu hút các DN FDI trong công nghiệp hỗ trợ thì không thể mong đợi nhiều vào việc chuyển giao kỹ thuật hoặc sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” ông Hirotaka Yasuzumi nói.
Để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ tại TP. Hồ Chí Minh, ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban Hepza đề xuất cấp thẩm quyền xem xét việc cho DN ngành công nghiệp hỗ trợ được giao đất, cho thuê đất trong thời hạn 70 năm để có thời gian thu hồi vốn, khuyến khích đầu tư. Ngoài ra, cần có chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN; đề xuất cho DN hỗ trợ được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban SHTP cũng cho rằng, các DN công nghiệp hỗ trợ cần được tiếp cận được các khoản vay ưu đãi trung hạn, dài hạn và áp dụng cho vay vốn trên cơ sở thẩm định dự án khả thi thay vì dựa trên tài sản thế chấp.
Tại hội thảo cũng diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hepza với SHTP và Sở Công Thương TPHCM nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp quản lý và kêu gọi đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới.
Theo VGP
顶: 787踩: 476
【keo vong loai world cup chau a】Thêm ưu đãi để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển
人参与 | 时间:2025-01-24 23:51:39
相关文章
- Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- Bình Phước: Điều tra vụ chủ nợ bị giết chôn xác phi tang
- Tạm giữ đối tượng nghi hoạt động “tín dụng đen”
- Linh hoạt chiến thuật xử lý “ma men”
- Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- Bình Phước: Bắt đối tượng vận chuyển 89kg pháo nổ trái phép
- Thanh, kiểm tra việc sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình
- Cảnh giác lừa đảo liên quan đến thuê bao điện thoại
- Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- Cảnh sát giao thông Bình Phước bắt đối tượng cướp tài sản
评论专区