游客发表

【thứ hạng của júbilo iwata】Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi theo phong tục truyền thống

发帖时间:2025-01-10 19:00:11

Báo Cà MauCúng đầy tháng, thôi nôi cho trẻ là phong tục tập quán phổ biến. Đây là nghi thức để chứng nhận sự có mặt của thành viên mới trong cộng đồng, một hình thức “khai sinh” theo quan niệm dân gian.

Cúng đầy tháng, thôi nôi cho trẻ là phong tục tập quán phổ biến. Đây là nghi thức để chứng nhận sự có mặt của thành viên mới trong cộng đồng, một hình thức “khai sinh” theo quan niệm dân gian.

Phong tục này có nguồn gốc từ tục thờ cúng 12 bà mụ phổ biến trong các gia đình Nam Bộ xưa. Thần tích này được Nguyễn Ðổng Chi đề cập đến trong sách “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” (Ban Nghiên cứu Văn Sử Ðịa, Hà Nội, xuất bản năm 1956). Thần tích kể về chuyện Ngọc Hoàng sau khi công việc kiến thiết vũ trụ đã xong mới bắt đầu nghĩ đến chuyện sáng tạo ra vạn vật. Người đã dùng những chất cặn còn sót lại trong trời đất, nặn ra đủ mọi giống vật từ những con to lớn như voi, tê, cọp đến những con vật bé tí như sâu, kiến, bọ, trùng… Sau đó, Ngọc Hoàng mới rạn lấy chất trong, chất tinh tuý rồi nặn ra một giống vật khác một cách công phu hơn. Ðó là loài người. Và cũng vì thế mà loài người khôn hơn vạn vật. “Riêng về việc nặn ra giống người, Ngọc Hoàng "khoán trắng" cho 12 nữ thần khéo tay mà sau này chúng ta thường gọi là 12 bà mụ”.

Nghi thức “đoán tương lai, hậu vận” cho bé.

Ở Nam Bộ hiện nay vẫn còn một số ngôi chùa, miếu có thờ hoặc phối thờ 12 bà mụ dưới nhiều danh xưng như: Thiên Mụ nương nương, Thuận Thiên Thánh mẫu, Bà Chúa Thai Sanh, Sanh Thai tiên nương, Sanh Thai nương nương, Thập nhị Hoa Bà, Kim Hoa nương nương…

Ngày trước, dân gian tổ chức lễ Cúng Mụ vào các dịp: đầy cử (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (sinh được 1 tháng), đầy tuổi tôi (sinh được 100 ngày, theo cách tính tuổi mụ, từ lúc thụ thai 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ và 3 tháng 10 ngày sau khi ra đời là tròn 1 tuổi mụ), và lễ thôi nôi (đầy năm). Sau này việc cúng “đầy cử” và “đầy tuổi tôi” dần dần được giảm bớt, chỉ còn cúng “đầy tháng” và “thôi nôi”.

Lễ đầy tháng là dịp cha mẹ và hai bên nội ngoại sẽ tập trung lại để chuẩn bị nấu chè xôi, làm gà, vịt để cúng đầy tháng. Nếu là bé trai thì nấu chè đậu trắng, thể hiện mong muốn đứa trẻ lớn lên sẽ học hành đỗ đạt (đỗ = đậu), cuộc đời vinh hiển; nếu là bé gái thì nấu chè trôi nước, mong cho đứa bé “vừa trắng, vừa tròn” xinh đẹp, có duyên…

Lễ cúng thôi nôi được tổ chức khi bé tròn một tuổi, đánh dấu một bước trưởng thành của đứa trẻ. Chữ “thôi nôi” có ý nghĩa là bỏ cái nôi, thôi nằm nôi, chuyển từ giường nhỏ (cái nôi) sang giường lớn, để bắt đầu một giai đoạn khác của cuộc đời, và để bé bắt đầu tập bò, tập ngồi, tập đứng, tập đi… Lễ thôi nôi thường được tổ chức quy mô lớn hơn lễ đầy tháng; gia chủ mời bạn bè, thân tộc, hàng xóm đông đủ hơn.

Lễ vật cúng thôi nôi ngoài chè - xôi, gà - vịt (cúng 12 bà mụ, 3 đức ông) như cúng trong lễ đầy tháng, những gia đình khá giả còn tổ chức cúng heo quay, hoặc làm heo sống để cúng đất đai, tổ tiên ông bà, thành hoàng bổn cảnh… vừa cầu nguyện phù hộ cho đứa trẻ, vừa có ý nghĩa ăn mừng đứa trẻ đã qua một giai đoạn khó khăn, tiếp tục một bước phát triển mới (nhiều gia đình còn giữ lệ cúng heo cho trẻ ở giai đoạn tròn 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi, 12 tuổi…). Heo cúng thường được đặt ở cửa chính hoặc ngoài sân, đầu hướng ra ngoài, xung quanh có bày thêm trái cây, nhang đèn, trà, rượu…

Sau khi cúng xong 3 tuần rượu, 1 tuần trà, đứa bé sẽ được đặt lên bộ ván ngựa (hoặc giường) và bày ra trước mặt một số vật dụng quen thuộc để bé lựa chọn như: cây viết, quyển sách, nắm xôi, gương soi, lược, cục đất, cây kéo, tiền mặt… Dân gian tin rằng, vật nào được bé chọn trước (tự tay bé sẽ bốc lấy vật) là tương ứng với tương lai nghề nghiệp của bé sau này.

Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi là những nghi lễ đầu tiên của chu kỳ vòng đời người (sinh - lão - bệnh - tử), thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, phản ánh quan niệm quý trọng con người, quý trọng sự sống, sự sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái./.

Bài và ảnh: Huỳnh Thăng

    热门排行

    友情链接