Những con hải ly xây đập chống lụt lội
Những con hải ly ở bắc Yorkshire đã cùng nhau xây dựng một con đập khổng lồ dài 70m làm từ cành cây và bùn sình. Qua đó giúp gần 7.000 cư dân của thị trấn Pickering,ệnnhữngconhảilybiếtxâyđậpkhổnglồcứuthịtrấnthoátngậplụkq inter milan Anh, thoát khỏi cảnh ngập lụt do mưa lớn.
Theo các chuyên gia, đàn hải ly đã xây một rào chắn tự nhiên bảo vệ vùng này khỏi cảnh lũ lụt. Kể từ khi được đưa tới sông Seven ở rừng Cropton cách đây 3 năm, đàn hải ly giúp biến đổi cảnh quan khu vực.
Cô Cath Bashforth, nhà sinh thái học đến từ cơ quan lâm nghiệp Anh, nhận định thị trấn được thay đổi "đáng kinh ngạc". "Con đập được dựng từ những khúc gỗ, cành cây nhỏ, lượng phù sa lớn bồi đắp mỗi ngày khiến nó trở thành công trình do hải ly tạo ra lớn nhất ở Anh. Đàn hải ly thể hiện kỹ thuật và sự khéo léo vượt xa ngoài mong đợi của chúng tôi", cô nói.
Được biết, thị trấn Pickering vốn là một trong những "điểm nóng" nhiều năm liền phải chịu cảnh lụt lội trước khi đàn hải ly xuất hiện.
Sau khi cơ quan môi trường ở Anh thông báo, họ không đủ kinh phí để tiến hành dự án xây dựng con đập ngăn lũ lụt trị giá hàng triệu USD, cơ quan tự nhiên ở Anh phối hợp cùng cơ quan vườn quốc gia North York Moors quyết định đưa đàn hải ly tới. Nhờ con đập dài 70m này đã giúp người dân của thị trấn sống an toàn. Nhà cửa và cơ sở kinh doanh không phải chịu cảnh ngập trong nước lũ.
Tại sao hải ly lại xây đập?
Các chuyên gia cho biết, hải ly vốn được ví như các kiến trúc sư, có khả năng xây đập chắn ngang dòng suối, tái cấu trúc hệ sinh thái xung quanh. Hiện con đập do hải ly xây dựng lớn nhất thế giới hiện nay nằm ẩn mình trong các khu rừng hẻo lánh ở phía bắc Canada.
Theo mô tả, con đập nằm uốn cong quanh mặt nước như bức tường thành. Thậm chí, cấu trúc dài 850m này đủ lớn để giới chuyên gia có thể nhìn thấy qua hình ảnh vệ tinh.
Con đập này được các thế hệ hải ly ở Bắc Mỹ cùng nhau "chung tay" dựng nên, góp phần thay đổi đáng kể khu vực. Chúng giúp tạo ra một ao chứa khoảng 70 triệu lít nước. Ngay cả những con đập có kích thước nhỏ hơn 100 lần cũng tạo ra những tác động không nhỏ tới môi trường xung quanh.
Vậy tại sao hải ly lại xây đập?
Loài động vật gặm nhấm này là con mồi của chó sói đồng cỏ, linh miêu, sói, gấu. Chúng có thể dễ dàng bắt hải ly ở môi trường trên cạn. Nhưng ở dưới nước, hải ly có thể thoát chết bằng cách bơi lội bằng những ngón chân có màng với tốc độ nhanh hơn đi bộ.
Bởi vậy, đây cũng là lý do giải thích vì sao chúng phải xây đập trên dòng nước. Những con đập này chia cắt vùng nước, dẫn tới hình thành các ao, hố sâu dưới nước, nơi đàn hải ly làm tổ, qua đó giúp tổ của chúng luôn khô ráo. Ngoài ra, đập nước còn làm hạn chế dòng chảy, khiến mực nước dâng cao phía sau chúng, tạo ra môi trường tự nhiên phù hợp.
Hơn nữa, tổ của chúng có lối vào dưới nước giống như "đường hầm" để thoát hiểm khi cần thiết. Vì thế, những con đập còn giúp chúng đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào hải ly cũng xây đập để làm tổ. Chúng luôn xem xét môi trường xung quanh, tìm kiếm vùng nước đủ điều kiện để xây đập. Nếu không, chúng vẫn có thể làm tổ thông qua việc đào hang sâu vào bên trong lòng đất.
Theo Dân trí